11/09/2018 - 09:06

Mỏi mòn chờ tiền chống biến đổi khí hậu 

Năm 2009, khi các nước công nghiệp cam kết sẽ huy động 100 tỉ USD/năm, bắt đầu từ năm 2020, để giúp các nước nghèo nhất đối phó tình trạng biến đổi khí hậu, đã có những hoài nghi ở những quốc gia đang phát triển.

 Ảnh: downtoearth.org

Chương trình Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được lập nên để hỗ trợ các nước đang phát triển chuẩn bị đối phó với những thảm họa do biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế sử dụng ít năng lượng hóa thạch. Đây là một phần trong dự án lớn do cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khởi xướng, mà theo đó mỗi năm dành tổng cộng 100 tỉ USD cho các nước nghèo thông qua những đóng góp của chính phủ và khoản đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, thực sự mới có 3,5 tỉ USD được giải ngân trong số 10,3 tỉ USD cam kết dành cho GCF.

Chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã chuyển 1 tỉ USD trong số 3 tỉ USD cam kết cho GCF. Nhưng hồi năm ngoái, khi công bố kế hoạch rút khỏi Thỏa thuận Paris về ứng phó biến đổi khí hậu, Tổng thống Donald Trump khẳng định Washington sẽ không rót tiền cho GCF nữa vì những đóng góp này có thể khiến Mỹ tốn “hàng tỉ USD”. Quan điểm của chủ nhân Nhà Trắng khiến Meena Raman, cựu thành viên của hội đồng GCF, giật mình. Nhưng bà cho rằng đây không phải là trường hợp duy nhất, mà tất cả các nước phát triển đều nối gót Mỹ không chịu hỗ trợ thêm về mặt tài chính. Vị này thậm chí cho rằng “quỹ hy vọng đang trở thành quỹ tuyệt vọng”.

Tài chính là mt trong nhng ch đề d gây tranh cãi nht khi phái đoàn ca 178 nước, bao gm M, d Hi ngh biến đổi khí hu Th đô Bangkok ca Thái Lan t ngày 4 đến 9-9 va qua (nh). Theo đó, các nước nghèo muốn các nước giàu báo cáo về cam kết đóng góp tài chính của họ mỗi 2 năm, trong khi những quốc gia phát triển thì lập luận rằng chu kỳ ngân sách khiến cho việc báo cáo gặp khó. 

Thật ra, đây là vòng đàm phán bổ sung giữa các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu nhằm chuẩn bị cho hội nghị lớn hơn diễn ra ở Katowice (Ba Lan) vào tháng 12 tới. Giới quan sát cho rằng việc GCF thiếu hụt tài chính và nội bộ lục đục đã che mờ những kỳ vọng trong đàm phán ở Katowice, nơi các quốc gia sẽ nỗ lực vạch ra những nguyên tắc để thực thi thỏa thuận đạt được ở Paris (Pháp) năm 2015. Được biết, thỏa thuận này buộc các nước cam kết giữ cho nhiệt độ toàn cầu đến cuối thế kỷ tăng không quá 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 Ngân hàng Phát trin châu Á tng cnh báo người dân sng khu vc châu Á- Thái Bình Dương “đặc bit mong manh trước tác động ca biến đối khí hu. Trong đó, Đông Nam Á snơi chu nh hưởng nng n nht bi nng nóng vào cui thế k này. Được biết, trong s 74 d án ca GCF được thông qua tr giá 3,5 t USD, có 3 d án dành cho Đông Nam Á (tng cng gn 156 triu USD). 19 d án khác trong danh mc ca GCF vi tng giá tr 904 triu USD s hướng trc tiếp đến khu vc này.

Theo Lidy Nacpil, điều phối viên Phong trào Phát triển và Nợ của người dân châu Á, tài chính dành cho khí hậu quan trọng ở Đông Nam Á, một phần vì nhiều thành phố tại những vùng duyên hải dễ bị đe dọa bởi nước biển dâng cao. Theo bà, số lượng nhà máy điện chạy bằng than tại đây dự kiến sẽ tăng, do đó chính phủ các nước cần được khuyến khích hướng các chính sách quốc gia của họ sang đầu tư cho năng lượng tái tạo.

THANH BÌNH (Theo New York Times, Bloomberg)

Chia sẻ bài viết