11/07/2023 - 08:50

Nhiệt độ nóng nhất mà con người có thể chịu đựng được là bao nhiêu? 

AN NHIÊN (Theo MedicalNewsToday, Daily Mail)

Trước tình trạng Trái đất ngày càng nóng lên, nhiều người bắt đầu lo ngại về giới hạn nhiệt độ cao nhất mà con người có thể chịu đựng được. Một nghiên cứu mới từ Ðại học Roehampton (Anh) chỉ ra rằng ngưỡng chịu đựng nhiệt của cơ thể người có hạn và có thể mất khả năng hoạt động tối ưu khi nhiệt độ bên ngoài quá cao.

Tuần qua, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã ghi nhận nhiệt độ nóng tới 400C. 

Theo các chuyên gia sức khỏe, vùng nhiệt trung tính được xác định là phạm vi nhiệt độ mà cơ thể chúng ta không phải tăng tốc độ trao đổi chất hoặc sử dụng nhiều năng lượng hơn để duy trì thân nhiệt lý tưởng ở mức trung bình khoảng 370C. Nghiên cứu chỉ ra rằng với con người, giới hạn dưới của vùng nhiệt trung tính là 280C. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn mức này, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để duy trì thân nhiệt ở 370C và một trong những biểu hiện chính khi cơ thể làm điều này là run rẩy, khi các nhóm cơ chính vô tình co thắt để sinh nhiệt. Còn khi ở trong môi trường nhiệt độ cao hơn, cơ thể sử dụng các cơ chế khác để hạ nhiệt, như tiết ra mồ hôi và giãn nở mạch máu ở bề mặt da để tăng khả năng giải nhiệt.

Mặc dù các chuyên gia đã xác định được giới hạn dưới của vùng nhiệt trung tính, nhưng vẫn chưa tìm ra giới hạn trên của vùng này. Một nghiên cứu cho thấy giới hạn trên đối với con người có thể ở 320C vì đây là lúc cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi. Nhưng một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tốc độ trao đổi chất của cơ thể người bắt đầu tăng ở 400C.

Nhằm tìm hiểu giới hạn trên của vùng nhiệt trung tính đối với cơ thể con người, các chuyên gia tại Ðại học Roehampton đã tiến hành thêm thí nghiệm thứ hai tiếp nối một nghiên cứu của họ hồi năm 2021. Trong thử nghiệm mới, nhóm nghiên cứu cho 13 tình nguyện viên (gồm 7 nữ) khỏe mạnh từ 23-58 tuổi tiếp xúc với 5 điều kiện nhiệt độ khác nhau trong 1 tiếng khi họ nghỉ ngơi, bao gồm: 280C và độ ẩm tương đối (RAH) 50%, 400C - RAH 25%, 400C - RAH 50%, 500C - RAH 25%, 500C - RAH 50%.

Sau khi đánh giá các thay đổi sinh học của cơ thể người tham gia (như nhiệt độ cốt lõi của cơ thể (core body temporature) - nhiệt độ nội tạng bao gồm não, huyết áp, tốc độ đổ mồ hồi, nhịp tim, nhịp thở…), nhóm nghiên cứu phát hiện tỷ lệ trao đổi chất tăng 35% khi ở trong điều kiện nhiệt độ 400C - RAH 25%, tăng 48% ở 400C - RAH 50%. Mặc dù điều kiện nhiệt độ 500C - RAH 25% không làm tăng tỷ lệ trao đổi chất so với 400C - RAH 25%, nhưng tỷ lệ trao đổi chất cao hơn 56% so với mức cơ bản trong điều kiện nhiệt độ 500C - RAH 50%.

Ngoài ra, tốc độ trao đổi chất tăng lên ở điều kiện nhiệt độ 400C - RAH 25% không kèm theo sự gia tăng nhiệt độ cốt lõi của cơ thể. Nhưng trong điều kiện 500C - RAH 50%, cơ thể người tham gia đã tăng nhiệt độ cốt lõi thêm 10C. Từ khác biệt đó, nhóm nghiên cứu cho rằng cơ thể con người có thể bắt đầu bật chế độ “tản nhiệt” ở 400C chứ không phải ở 500C. Nói cách khác, khi nhiệt độ bên ngoài vượt quá 400C, cơ thể có thể mất khả năng chịu đựng và không còn hoạt động tốt.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy so với điều kiện nhiệt độ bình thường, việc tiếp xúc với nhiệt độ 500C- RAH 50% đã thúc đẩy cơ tim của những người tham gia hoạt động nhiều hơn, nghĩa là tim của họ cần nhiều ôxy hơn để duy trì chức năng tối ưu. Cụ thể là họ đổ mồ hôi nhiều hơn 74% và nhịp tim tăng 64% so với ban đầu. Hơn nữa, nhịp thở của họ cũng tăng 23% và lượng không khí họ hít vào và thở ra mỗi phút tăng 78%.

Theo các tác giả, việc nghiên cứu sâu hơn về giới hạn trên của vùng nhiệt trung tính có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các chuyên gia trong việc thiết kế các chính sách về điều kiện làm việc, chơi thể thao, dùng thuốc và đi lại quốc tế thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho con người.

Ðiều gì xảy ra với cơ thể khi nhiệt độ quá cao?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật của Mỹ (CDC) cho biết nhiệt độ cao có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến nhiệt.

- Chuột rút do nhiệt. Theo Tiến sĩ Judith Linden, phó khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Boston và là giáo sư tại Ðại học Boston (Mỹ), dạng bệnh nhẹ liên quan đến nhiệt độ phổ biến nhất là chuột rút do nhiệt. Việc đổ mồ hôi quá nhiều (cơ chế tự làm mát của cơ thể) sẽ sử dụng hết muối và độ ẩm trong cơ thể, có thể dẫn đến đau thắt cơ, thường là ở bụng, cánh tay hoặc chân.

- Phát ban nhiệt. Bệnh này có thể phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nguyên nhân là vì đổ quá nhiều mồ hôi gây kích ứng da và tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Biểu hiện là nổi nhiều mụn đỏ hoặc mụn nước, thường ở cổ, ngực trên hoặc nếp gấp khuỷu tay.

- Kiệt sức vì nóng. Khi cơ thể không còn khả năng tự hạ nhiệt, bạn có thể bị kiệt sức vì nóng. “Trong trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, chóng mặt, một số người thậm chí có biểu hiện buồn nôn, đau đầu và da bắt đầu tái nhợt, rịn mồ hôi và mạch đập nhanh” - Tiến sĩ Linden cho biết. Theo ông, đây là nỗ lực cuối cùng của cơ thể để tự làm mát trước khi nó thực sự rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

- Say nắng. Ðây là bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt và nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong. “Khi thân nhiệt của bạn vượt quá 40 độ C, đó là lúc các cơ chế hoạt động bắt đầu hỏng hóc” - Giáo sư Linden cảnh báo. Theo CDC, các dấu hiệu say nắng bao gồm thân nhiệt quá cao, da ửng đỏ và khô, mạch đập nhanh, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc bất tỉnh.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi thời tiết nóng bức, mỗi người cần uống đủ nước để bù đắp lượng nước và chất điện giải mất do đổ mồ hôi. Tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm nắng nóng (thường là từ 10 đến 16 giờ). Nếu có việc buộc phải ra ngoài, hãy mặc quần áo sáng màu, đội nón và che chắn cơ thể kỹ càng, cũng như uống thêm nước.

T.TRÚC (Theo CNN)

 

Chia sẻ bài viết