23/08/2024 - 18:08

Ấn Ðộ lo Nepal “xoay trục” sang Trung Quốc 

Nepal dưới thi tân Th tướng Khadga Prasad Sharma Oli hôm 22-8 đã đo ngược lnh cm ng dng TikTok mà người tin nhim ban hành cui năm ngoái. Đây là mt du hiu cho thy chính tr gia k cu này có ý đnh tht cht quan h vi Trung Quc, quc gia láng ging phía Bc ca Nepal.

Ngoại trưởng Nepal Deuba (trái) hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Modi hôm 19-8. Ảnh: aninews

“Xoay trục” mạnh mẽ

Ông Prithvi Subba Gurung, phát ngôn viên của Chính phủ Nepal, cho biết ứng dụng chia sẻ video TikTok hiện sẽ phải tuân thủ một số chỉ thị nhất định. Theo đó, Nepal đã đặt ra một số điều kiện như TikTok sẽ được sử dụng để quảng bá du lịch Nepal, hỗ trợ nước này về an toàn kỹ thuật số, kiến ​​thức số và giáo dục kỹ thuật số, đồng thời hạn chế nội dung thù địch.

Cùng ngày, Ðại sứ Trung Quốc tại Nepal, Chen Song viết trên mạng xã hội X rằng: “Hôm nay là một ngày tốt lành”.

TikTok, nền tảng xã hội phổ biến thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), đã bị cấm tại Nepal dưới thời Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal từ tháng 11-2023 vì làm xáo trộn “sự hòa hợp xã hội”.

Giờ đây, quyết định khôi phục TikTok cho thấy niềm tin của ông Oli rằng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Ðộ, Kathmandu sẽ tốt hơn nếu liên kết với Bắc Kinh.

Ngày 22-8, Nepal và Trung Quốc cũng đã nhất trí mở rộng một số dự án phát triển nhằm tăng cường quan hệ song phương, bao gồm một thỏa thuận hoàn thành việc nâng cấp đường cao tốc ở thủ đô Kathmandu như một phần trong dự án sáng kiến ​​“Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh.

Ấn Ðộ hành động

Thủ tướng Oli, 73 tuổi, trở lại đảm nhận cương vị thủ tướng lần thứ tư hồi tháng 7 sau khi đảng Cộng sản Nepal-Marxist Leninist thống nhất của ông thành lập chính phủ liên minh với đảng Quốc đại Nepal trung tả.

Vị này từng công khai phản đối ảnh hưởng của Ấn Ðộ tại Nepal. Trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên vào năm 2015, ông Oli đã lên tiếng phàn nàn lệnh cấm vận kinh tế “tàn khốc” mà quốc gia láng giềng ở phía Nam áp đặt liên quan một số điều khoản trong Hiến pháp Nepal. Ở nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai vào năm 2018, ông đã sửa đổi bản đồ chính trị của Nepal theo hướng làm xấu đi quan hệ với Ấn Ðộ.

Khi Nepal hướng sang Trung Quốc, Mỹ cũng không đứng yên. Tuần rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Verma đã đến thăm Nepal, cam kết hỗ trợ quân sự 100 triệu USD cho nước này.

Với việc ông Oli trở lại nắm quyền ở Nepal, Ấn Ðộ đang ra sức “ve vãn”, đặc biệt khi nước này phải đối mặt với một loạt diễn biến bất lợi về mặt chính trị trong khu vực.

Nỗ lực trên được thể hiện qua cách Ấn Ðộ tiếp đón tân Ngoại trưởng Nepal Arzu Rana Deuba trong tuần này, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà kể từ khi nhậm chức tháng rồi. Ban đầu bà Deuba dự định đến thủ đô New Delhi để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhưng xét đến bối cảnh chính trị xung quanh quan hệ Ấn Ðộ - Nepal, phía New Delhi đã nâng cấp chuyến đi của Ngoại trưởng Deuba lên thành chuyến thăm chính thức và thậm chí vị này còn có cuộc gặp hiếm hoi với Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi và người đồng cấp Subrahmanyam Jaishankar.

Nằm giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc trong dãy Himalaya có tranh chấp chiến lược, Nepal là một nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Nam Á. Giống như phần lớn các nước tại châu Á, con đường giành được ảnh hưởng ở Nepal phải đi qua nền kinh tế. Nền kinh tế nước này đã chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, khi doanh thu từ du lịch vốn là động lực tăng trưởng đã cạn kiệt, gây mất cân bằng thương mại và lạm phát.

Nepal coi quan hệ kinh tế với Trung Quốc là cách để thoát khỏi ảnh hưởng của Ấn Ðộ. Gần đây, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng vọt trong khi lượng hàng nhập khẩu từ Ấn Ðộ lại giảm. Hồi đầu năm, Nepal và Trung Quốc đã hợp tác khoan dầu trên lãnh thổ của Nepal như một cách để Kathmandu giảm phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu từ Ấn Ðộ.

HẠNH NGUYÊN (Theo AP, The Diplomat)

Chia sẻ bài viết