HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NÐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 61/2023/NÐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư;
Xét Tờ trình số 356/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về việc ban hành mục tiêu và biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2025 - 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định mục tiêu và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Ðối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, địa phương); cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan nhà nước, đơn vị, địa phương; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực.
Ðiều 2. Mục tiêu thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ.
2. Hằng năm, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ ở cơ sở đi đôi với thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; công khai minh bạch các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
3. Hằng năm, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện tốt quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức rà soát, bổ sung, ban hành mới quy chế cho phù hợp. Khuyến khích xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể.
4. Hằng năm, rà soát, đánh giá, từng bước hoàn thiện về nội dung các hương ước, quy ước ấp, khu vực theo quy định của pháp luật; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực được giao nhiệm vụ theo dõi quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và nơi cư trú; gương mẫu thực hiện tốt hương ước, quy ước tại nơi cư trú.
6. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
7. Cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đăng tải các nội dung mà cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương cấp xã phải công khai theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có).
Ðiều 3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở
Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Ðiều 8 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cụ thể:
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực phát huy dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho người được giao theo dõi, phụ trách quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến người dân, giúp Nhân dân hiểu rõ các quy định liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực.
b) Tổ chức biên soạn tài liệu, cẩm nang tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
c) Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm phát huy tốt vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở ấp, khu vực trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương phải gương mẫu trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”, gây mất đoàn kết nội bộ và trong Nhân dân.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã), đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân để làm căn cứ hằng năm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cơ quan, cán bộ quản lý.
4. Biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dân chủ cơ sở tại cơ quan, đơn vị, địa phương theo thẩm quyền được giao.
b) Kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các gương điển hình, các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số
a) Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khu vực gắn với việc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới.
b) Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành trên nền tảng công nghệ số; vận dụng, phát huy ưu thế của mạng nội bộ, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Ðiều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, biện pháp thực hiện dân chủ ở cơ sở và các công tác dân chủ ở cơ sở; bố trí kinh phí thực hiện lồng ghép với các nguồn kinh phí triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối của ngân sách thành phố; kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi hằng năm.
2. Thực hiện xã hội hóa và vận động các nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ cho công tác triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Ðiều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Ðề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố phối hợp giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Ðiều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa X, kỳ họp thứ mười tám thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2024.
CHỦ TỊCH
Ðã ký
Phạm Văn Hiểu