29/11/2021 - 17:33

Hơn 400 giáo viên Khu vực phía Nam tham gia chương trình “Vắc-xin học đường - Chủ động thích ứng hay bị động ứng phó” 

Vào ngày 28-11 vừa qua, Phổ thông FPT Cần Thơ đã tổ chức một hội thảo trực tuyến dành cho giáo viên chủ nhiệm Khối 9 Khu vực phía Nam với chủ đề “VẮC-XIN HỌC ĐƯỜNG”. Sự kiện diễn ra trên nền tảng trực tuyến  OnMeeting. Chương trình diễn ra nhằm giúp các thầy cô tiếp cận và lan tỏa tư duy dạy học, giúp học sinh thích ứng trước tình hình dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, các vị diễn giả góp mặt trong chương trình cũng đã chia sẻ, giải đáp những nỗi lo mà thầy cô chủ nhiệm Khối 9 đang gặp phải trong giai đoạn hiện tại.

Chương trình thu hút hơn giáo viên đến từ hơn 30 trường THCS Khu vực phía Nam

Diễn đàn với sự góp mặt của hơn 400 giáo viên đến từ hơn 30 trường THCS khu vực phía Nam. Đồng hành với các  thầy cô trong sự kiện lần này là Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn với hơn 20 năm tham gia giảng dạy, là chuyên gia tâm lý uy tín thường xuyên xuất hiện trên các cuộc trò chuyện, tư vấn trên đài truyền hình, radio; và Tiến sĩ giáo dục Ngô Tuyết Mai - Giảng viên cao cấp, chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (TESOL) và ứng dụng ngôn ngữ tại Đại học Flinders (Australia), cô cũng là diễn giả quen thuộc của nhiều diễn đàn uy tín về giáo dục.

Cô Nguyễn Thị Uyên Thúy đại diện Phổ thông FPT Cần Thơ tuyên bố lý do tổ chức chương trình

“Hiểu mình để hiểu học sinh” – Cô Mai

Mở đầu phần trò chuyện cô Ngô Tuyết Mai cho rằng trước khi hiểu được học sinh, các thầy cô nên hiểu chính bản thân mình . Bên cạnh đó, cô cũng đã chia sẻ bí quyết để các thầy cô tạo kết nối với học sinh trong lớp nhằm mang lại hiệu quả cao cho các lớp học online: “Các thầy cô không nên nắm quyền kiểm soát toàn bộ lớp học. Giáo viên cần cho học sinh quyền được nói, quyền được chia sẻ, góp ý với mình kể cả những điều không hay, đừng trừng phạt những góp ý không hay như vậy”. Cô Mai cho rằng: “thầy cô không nên làm cho các em học sinh cảm thấy sợ, vì khi các em thấy sợ thì mình đã thất bại ngay từ khi bắt đầu”.

Phần chia sẻ của Tiến sĩ Giáo dục Ngô Tuyết Mai

Ngoài ra, đối với phương pháp giảng dạy cô Mai cũng nhấn mạnh: “Thầy cô nên quan tâm đến từng cá nhân học sinh chứ không đơn giản là chỉ nhìn vào một tập thể. Bởi lẽ, chỉ số EQ và IQ cần được tập trung khi chúng ta giảng dạy, sức khỏe tinh thần cần đặt trước việc học. Học sinh phải có sức khỏe tinh thần tốt rồi thì mới nghĩ đến chuyện học”

“Mọi thứ đều bắt đầu từ tư duy và suy nghĩ của chúng ta”

Đến với buổi hội thảo, Thầy Sơn đã đưa ra lời khuyên giúp các thầy cô suy nghĩ tích cực khi phải thích nghi với việc dạy học online “Thực ra mọi thứ bắt đầu từ tư duy và suy nghĩ của
chúng ta. Nếu bạn nói bạn không thể, sẽ không bao giờ bạn có thể làm được. Còn nếu bạn nói bạn có thể, bạn sẽ có thể làm được”.

Phần chia sẻ của Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn

Với nội dung chia sẻ: "Dạy và học online không còn là giải pháp tạm thời mang sẽ là xu hướng mang tính thời đại", Giáo sư Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội tâm lý học

Việt Nam cho biết “chúng ta nên đặt mình vào vị trí của học sinh, đừng nghĩ chỉ có thầy cô mới gặp khó khăn, áp lực mà học sinh thì không”. Việc thay đổi tư duy này trong giảng dạy không chỉ thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia của thầy cô đối với các em học sinh mà còn góp phần tạo động lực học tập, giúp việc học online trở nên ý nghĩa và hiệu quả hơn.

Chương trình “Vắc xin học đường - Chủ động thích ứng hay bị động ứng phó” diễn ra đã giúp các thầy cô ở các trường THCS miền Nam có cơ hội tương tác cùng các vị diễn giả, tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báu từ chuyên gia cũng như nhận được chứng nhận sau khi tham gia chương trình.

Quý thầy cô chụp ảnh lưu niệm cùng 2 vị diễn giả trước khi kết thúc chương trình

Bên cạnh đó, sau khi kết thúc chương trình, Ban tổ chức cũng đã thành lập một diễn đàn trên Facebook nhằm tạo điều kiện cho các thầy cô ở các trường khác nhau làm quen, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy tại đây.

Chia sẻ bài viết