02/05/2020 - 20:01

FDA cho phép sử dụng Remdesivir để điều trị COVID-19 

Ngày 1-5, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo đã cấp phép sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir (ảnh) để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Theo thông báo, FDA sẽ trao quyền cho công ty dược phẩm Gilead Sciences sử dụng khẩn cấp Remdesivir, mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện của Mỹ trong thời gian tới. 

Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng, Giám đốc điều hành Gilead Sciences - ông Daniel O’Day đã gọi động thái mới nhất của FDA là bước đi đầu tiên quan trọng và công ty này sẽ ủng hộ 1,5 triệu mẫu thuốc để giúp đỡ các bệnh nhân.

Remdesivir là một trong số các loại thuốc thử nghiệm đầu tiên trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, do hãng Gilead Sciences của Mỹ bào chế. Trong các nghiên cứu, thuốc này đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển virus corona gây bệnh tương tự như COVID-19, bao gồm Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Thuốc này được điều chế với mục đích ban đầu để điều trị virus Ebola, song không thành công.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ hiện cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế vaccine với mục tiêu có 100 triệu liều vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo một vaccine thực sự an toàn và hiệu quả có thể mất tối thiểu 12-18 tháng. Từ đầu tháng 4, một số cơ quan thuộc Bộ Y tế và dịch vụ con người của Mỹ đã thông báo nhiều kế hoạch hợp tác với hơn 15 công ty dược phẩm cũng như với các cơ quan quản lý thuốc châu Âu, trong nỗ lực nhằm tìm vaccine và thuốc điều trị COVID-19.

Thuốc điều trị huyết áp không làm bệnh nhân trầm trọng thêm

 Trong khi đó, các loại thuốc điều trị huyết áp không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 cũng như làm tăng mức độ nghiêm trọng khi mắc dịch bệnh nguy hiểm này. Đây là kết luận được 3 nghiên cứu lớn công bố ngày 1-5, mang lại tin vui cho hàng triệu người đang phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp.

MALAYSIA. Giám đốc cảnh sát quốc gia cho biết nhà chức trách nước này bắt đầu tập trung những người nhập cư bất hợp pháp vào những cơ sở tạm giữ nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Trong khi đó Bộ Y tế nói rằng sẽ tiến hành xét nghiệm hàng loạt đối với người nhập cư bất hợp pháp nhằm phát hiện SARS-CoV-2.

SINGAPORE. Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong cho biết nước này sẽ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế trong vài tuần tới.

TRUNG QUỐC. Ngày 2-5, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo nước này chỉ ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 trong ngày 1-5 và không có ca tử vong mới.

Các nghiên cứu trên chủ yếu liên quan tới men chuyển angiotensin (ACE) gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp, nằm ở màng ngoài của các tế bào phổi, động mạch, tim, thận và ruột.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin thường được chỉ định cho các bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh thận do đái tháo đường. Thuốc sẽ chuyển đổi ACE2, có mặt trong phổi, động mạch, tim, thận và ruột, nhằm điều hòa và hạ huyết áp. Vì vậy các thuốc ức chế ACE như Ramipril đã được FDA phê duyệt, sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đã có một số lo ngại phát sinh từ các nghiên cứu trên động vật rằng những loại thuốc này có thể làm tăng mức protein ACE2 trong cơ thể, khi SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, cũng như các chủng virus corona khác bám vào protein này một khi xâm nhập vào tế bào con người, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cũng như mức độ tổn thương. Trong khi đó, một số nghiên cứu trên động vật gây tranh cãi khác cũng lại cho thấy việc có nhiều protein ACE2 có thể làm giảm phản ứng viêm trong phổi khi mắc COVID-19, một tác dụng có lợi.

Trưởng nhóm của một trong 3 nghiên cứu, bà Harmony Reynold làm việc tại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York (Mỹ) cho biết phát hiện này đã phần nào xua tan nỗi lo lắng của những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị huyết áp khi đang hoang mang không biết có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi các biện pháp phong tỏa để chống COVID-19 dường như khiến nhiều người bị tăng huyết áp, có thể do căng thẳng hay ít vận động, tập luyện hoặc thay đổi thói quen ăn uống.

Anh Hiển (TTXVN)

Chia sẻ bài viết