Tỉnh Bến Tre
I. LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH:
Đầu thế kỷ XVII, Bến Tre về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ XVIII đã từng bước làm thay da đổi thịt vùng đất này. Những lưu dân trong quá trình đi tìm "mảnh đất lành" đã hội tụ về dải đất ba cù lao màu mỡ, đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú về kiến thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, xây cất nhà cửa, thói ăn nếp ở, phong tục tập quán và những văn hóa dân gian khác...
- Địa lý địa giới tỉnh Bến Tre qua các thời kỳ:
Năm
|
Tên gọi phần đất Bến Tre lúc ấy |
Đơn vị hành chính trực thuộc |
Ghi chú |
1757
|
Đất Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) nhập vào bản đồ Việt Nam |
|
|
1779
|
Tổng Tân An
|
Châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định |
Gồm 2 cù lao Minh và Bảo |
1808
|
Huyện Tân An |
Phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, Gia Định thành. |
|
1823 |
Phủ Hoằng An |
Trấn Vĩnh Thanh |
|
1832 |
Phủ Hoằng An |
Tỉnh Vĩnh Long |
Một trong Nam Kỳ Lục tỉnh |
1837 |
Phủ Hoằng An và phủ Hoằng Đạo |
Tỉnh Vĩnh Long |
|
1844 |
Phủ Hoằng Trị và phủ Hoằng An nt |
Tỉnh Vĩnh Long |
|
1851 |
Phủ Hoằng Trị |
Tỉnh Vĩnh Long |
Gồm 4 huyện Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh, Duy Minh. |
1867 |
Sở Tham biện Bến Tre (inspection) và Sở Tham biện Mỏ Cày |
Trong số 24 sở tham biện ở Nam Kỳ |
Gồm 2 cù lao Minh và Bảo. |
1871 |
Sở Tham Biện Mỏ Cày |
Trong số 18 sở tham biện ở Nam Kỳ |
Sở tham biện Bến Tre bị bãi bỏ cùng 6 sở tham biện khác |
1876 |
Hạt Bến Tre |
Thuộc hạt III, tức Vĩnh Long |
|
1886 |
Quận Bến Tre |
Thuộc tham biện Vĩnh Long |
Gồm 4 quận: Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh |
1900 |
Tỉnh Bến Tre |
|
Cù lao An Hóa vẫn thuộc tỉnh Mỹ Tho. |
1945 |
Trước tháng 8, tỉnh Bến Tre. Từ tháng 9, tỉnh Đồ Chiểu |
|
|
1948 |
Tỉnh Bến Tre |
|
Cù lao An Hóa, 6 xã phía chót cù lao Minh nhập vào Bến Tre |
1954 |
Tỉnh Bến Tre |
|
Sau hiệp định Genève, cù lao An Hóa tách về Mỹ Tho. |
1956 |
-Tỉnh Kiến Hòa
-Tỉnh Bến Tre |
-Nam Phần (chính quyền Sài Gòn) |
Bến Tre gồm cả 3 cù lao An Hóa, Minh và Bảo. |
1975 |
Tỉnh Bến Tre |
Trong số 40 tỉnh thành cả nước |
Từ 1-5-1975 |
2000 |
Tỉnh Bến Tre |
Trong số 61 tỉnh thành cả nước |
|
|
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
- Diện tích tự nhiên: 2.356 km2, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành.
-Địa hình: bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Chiều dài bờ biển: 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia.
-Sông ngòi: tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km.
-Đất đai: các nhóm: đất liếp: 62.972 ha; đất cồn cát: 9.729 ha; đất phù sa:11.846 ha; đất phèn: 2.464 ha; đất mặn chua: 47.028 ha; đất mặn: 64.592 ha
III. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ - ĐỊA DANH DU LỊCH :
a Di tích lịch sử - văn hoá:
-Di tích đầu cầu tiếp nhận chi viện Bắc Nam: xã Thạnh Phong (vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn). Di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, và xã Thạnh Phong được Nhà nước tuyên dương là đơn vị Anh hùng LLVTND.
-Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng: thuộc ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, nằm bên cạnh tỉnh lộ 885. Ngày Giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch. Ngày 7-5-1997, Bộ Văn hóa - thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
-Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh: thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. Chùa được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861 dưới triều Tự Đức năm thứ 14). Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, thì vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh- đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20-7-1994.
-Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre: xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Diện tích 5.000 m2, có nhà bảo tàng lưu giữ trưng bày những hiện vật, nhân vật, hình ảnh, biểu đồ, những vũ khí tự tạo để đánh địch của nhân dân Bến Tre trong những ngày đồng khởi. Di tích Đồng khởi đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1993.
-Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu: xã An Đức, huyện Ba Tri. Khu mộ gồm có mộ nhà thơ, mộ bà Lê Thị Điền, người vợ đồng thời cũng là người trợ thủ đắc lực của ông trong sự nghiệp sáng tác thơ văn cũng như trong các họat động xã hội khác, mộ bà Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ. Hiện nay, khu mộ được mở rộng thành khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri. Di tích được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990.
-Di tích cuộc thảm sát 286 người của quân Pháp ở ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm. Vào ngày 10/1/1947 hai trung đội lính lê dương đổ bộ lên ấp Cầu Hòa và ấp Nhì càn quét giết chết 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Đây là cuộc tàn sát có quy mô nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Một bia căm thù được dựng lên ở đây để nhắc nhở những thế hệ sau biết rõ tội ác tày trời của giặc. Ngày 19-1-2001, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.
-Đình Bình Hòa: ấp Bình Minh, làng Bình Hòa, nay thuộc thị trấn Giồng Trôm. Ngôi đình đến nay đã gần 200 năm. Đình Bình Hòa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7/1/1993.
-Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi: Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 7-1-1993.
-Di tích lịch sử căn cứ của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định: thuộc xã Tân Phú Tây và xã Thành An huyện Mỏ Cày. Tháng 6-1969, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây. Thời gian đóng căn cứ ở đây không dài, nhưng cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã được sự hỗ trợ, cưu mang đầy tình nghĩa của quân và dân huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 23/12/1995.
-Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản: thuộc huyện Ba Tri. Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương. Di tích mộ Võ Trường Toản được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 24-1-1998.
-Ngôi nhà của Nguyễn Văn Trác (thường gọi là Mười Trác) ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, là nơi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã ở và làm việc từ tháng 11-1955 đến tháng 3-1956, để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Ngôi nhà ngày xưa đã bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại chiếc tủ đứng bằng gỗ làm hầm bí mật, hiện đang được trưng bày ở nhà bảo tàng tỉnh Bến Tre. Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác đã được Bộ Văn hóa Thông công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
-Lăng Nguyễn Thị Định: Tọa lạc tại Lương Hòa, huyện Giồng Trôm trên khuôn viên 1,5 mẫu. Trong đền thờ có tượng đồng bán thân bà cao 1,75m, nặng hơn 1 tấn do Trung tá Nguyễn Phước Tùng ở Bộ Tư lệnh quân sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng tạc. Đây là tác phẩm điêu khắc có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.
-Nhà cổ Đại Điền: Ngôi nhà cổ của cụ Hương Liêm tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ 19 đang được đề nghị công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
-Đình Phú Tự và cây Bạch mai cổ thụ: thuộc xã Phú Hưng, TX Bến Tre xây dựng trên gò đất cao, xưa gọi là Gò Xoài. Thời Minh Mạng, khi dân địa phương chọn nơi đắc địa này dựng đình, đã có cây Bạch mai được trồng từ lâu. Đây là một trong ba cây Bạch mai có tuổi thọ cao nhất nước, còn được mệnh danh là: "Cổ Di tích nghệ thuật thụ mai", "Thần mai", "Danh mộc Bạch mai".
b.Địa danh du lịch và lễ hội
-Cồn Ốc: Là cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, diện tích tự nhiên 647ha. Hiện nay phương án quy hoạch các cụm du lịch sinh thái Cồn Ốc với tổng diện tích 20ha, đang được từng bước thực hiện.
-Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa): Cù lao nổi giữa sông Tiền, rộng 28ha, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Bến Tre.
-Cồn Qui: Cồn nằm trên sông Tiền, ở giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, có diện tích 65ha. Cồn Qui có nhiều khu vườn cây ăn trái như bưởi, cam, nhãn, mận, sapôchê, sầu riêng, xoài, mít tố nữ
-Cồn Tiên: Bãi cát nổi khỏi mặt nước bên sông Tiền, rộng khoảng 7ha, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành. Hằng năm, vào dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), hàng vạn du khách từ các nơi trong tỉnh, ngoài tỉnh, đổ về đây tắm lội, vui chơi, thưởng thức trái cây của các nhà vườn trong vùng.
-Sân chim Vàm Hồ: thuộc xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri. Trên một dải rừng ngập mặn rộng khoảng 40ha, các loài chim như cồng cộc, le le, cò trắng, cò ngà, diệc xám, quắm trắng, vạc đông khoảng nửa triệu con bay về đây trú ngụ và xây tổ; có cả các loại thú hoang khác như dơi, chồn, trăn, rắn sống bên dưới các lùm bụi.
-Cái Mơn: là một ấp thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Từ xa xưa, Cái Mơn đã nổi tiếng với các loại trái cây đặc sản. Đặc biệt, sầu riêng nổi tiếng khắp nơi. Trong đó, sầu riêng Chín Hóa đã được công nhận là giống quốc gia vào năm 2003. Bên cạnh đó, Cái Mơn còn có nghề tháp (ghép) cây và nghề làm kiểng thú độc đáo ít nơi nào sánh bằng.
-Miệt vườn Tân Phú: huyện Châu Thành. Xã Tân Phú có 1.500 ha đất trồng cây ăn trái, xã đã hình thành 8 điểm du lịch sinh thái để phục vụ khách tham quan.
-Tục thờ cá Ông: suốt dọc dài ven biển của 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú có tất cả 9 lăng thờ cá Ông. Tất cả các lăng thờ đều lưu trữ nhiều bộ cốt cá Ông, đặt ở nơi hậu tẩm. Người dân làm nghề biển coi những bộ cốt ấy là sự hiện diện cụ thể của đối tượng thiêng mà họ thờ cúng.
-Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất hàng năm tổ chức ở lăng Ong ở xã Bình Thắng huyện Bình Đại. Lễ hội là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn.
IV.ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH: Tổng số huyện thị thành: 8; gồm thị xã Bến Tre, các huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú.
V. DÂN SỐ TRUNG BÌNH (ĐVT: nghìn người):
-Năm 2001:1308,2 trong đó, nam: 632,9; nữ: 675,3; thành thị:121,0; nông thôn:1187,2
-Năm 2002:1319,0 trong đó, nam: 638,1; nữ: 680,9; thành thị:123,9; nông thôn:1195,1
-Năm 2003:1337,8 trong đó, nam: 648,5; nữ: 689,3; thành thị:129,5; nông thôn:1208,3
-Năm 2004:1344,7 trong đó, nam: 653,3; nữ: 691,5; thành thị:130,4; nông thôn:1214,3
-Năm 2005:1350,6 trong đó, nam: 655,1; nữ: 695,5; thành thị:131,6; nông thôn:1219,0
-Năm 2006(*): 1353,3 trong đó, nam: 657,4; nữ: 695,9; thành thị:132,2; nông thôn: 1221,1
VI. THÀNH TỰU KINH TẾ -XÃ HỘI
-Năm 2001: Diện tích mía 12,4 nghìn ha; Sản lượng mía: 800,8 nghìn tấn; Diện tích lúa100,8 nghìn ha; Đàn trâu: 4,1 nghìn con; Đàn bò: 52,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 4755 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2552,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 25,4 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 25,6 ha; Sản lượng thủy sản:127.713 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 61168 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:1414,5 tỷ đồng. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 15,5 triệu lượt người. Số trang trại: 637. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 1969,2 nghìn tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:1600,0 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 3665. Số hợp tác xã: 4; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 410.
-Năm 2002: Diện tích mía 12,8 nghìn ha; Sản lượng mía: 893,7 nghìn tấn; Diện tích lúa: 99,6 nghìn ha; Sản lượng lúa:392,1 nghìn tấn. Đàn trâu: 3,6 nghìn con; Đàn bò: 64,5 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5052 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3112,0 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 36,0 nghìn ha; Sản lượng thủy sản:134263 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 70619 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 63644 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:1389,4 tỷ đồng; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 25,2 tỷ đồng. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương:16,4 triệu lượt người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2060,0 nghìn tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:1714,0 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 47514. Số hợp tác xã: 9; Số trang trại: 658. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 374; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 505.
-Năm 2003: Diện tích mía 11,2 nghìn ha; Sản lượng mía: 778,7 nghìn tấn; Diện tích lúa: 95, 5 nghìn ha; Sản lượng lúa:381,0 nghìn tấn. Đàn trâu: 3,3 nghìn con; Đàn bò:73,3 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5622 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2783,1 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 19,9 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 37,7 nghìn ha; Sản lượng thủy sản:129049 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 66099 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 62950 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:1247,7 tỷ đồng. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 17,7 triệu lượt người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2080,0 nghìn tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3694,5 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 68423. Số trang trại: 3374; Số hợp tác xã:12. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:379. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 610.
-Năm 2004: Diện tích mía 9,8 nghìn ha; Sản lượng mía: 684,7 nghìn tấn; Diện tích lúa: 90,5 nghìn ha; Sản lượng lúa: 368,1nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2725,7 tỷ đồng. Đàn trâu: 2,8 nghìn con; Đàn bò: 96,1 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2705 nghìn con. Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 58520 tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 20,7 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 41,1nghìn ha; Sản lượng thủy sản:130271 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 71751tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 1501,3 tỷ đồng. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương:19,2 triệu lượt người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2118,0 nghìn tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 4598,6 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 82108. Số trang trại:3206; Số hợp tác xã:13. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 376. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ:743.
-Năm 2005: Diện tích mía: 8,9 nghìn ha; Sản lượng mía: 623.3 nghìn tấn; Sản lượng lúa: 341,4nghìn tấn; Diện tích lúa: 83,5 nghìn ha. Đàn trâu: 2,9 nghìn con; Đàn bò:124,3 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2660 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2943,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 20,6 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 42,3 nghìn ha; Sản lượng thủy sản:137382 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 63343 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 74039 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 1812,7 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 5458,0 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 136375. Số trang trại: 3308; Số hợp tác xã: 22. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 369. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 845.
-Năm 2006(*): Diện tích mía 9,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 650,0 nghìn tấn; Sản lượng lúa: 3324 nghìn tấn; Diện tích lúa: 81,8 nghìn ha. Đàn trâu: 1,7 nghìn con; Đàn bò: 162,7 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2617 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2971,4 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 20,9 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 40,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản:142105 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 66763 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác:75342 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:1791,2 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 6460,1 tỷ đồng. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm:193580. Số hợp tác xã: 26. số trang trại: 3479. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 366. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 872
VII KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT
1.KHU CÔNG NGHIỆP GIAO LONG
Tọa lạc tại xã An Phước (Châu Thành). Nằm bên tỉnh lộ 883, cách cảng sông Giao Long hơn 3km. Tổng diện tích: 149,8 ha; Giai đoạn đầu: 53,5ha, thuộc đất của xã Quới Sơn. Giai đoạn tiếp theo: hướng phát triển có thể kéo dài hoặc phát triển về chiều sâu (lên phía Bắc).
Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào KCN:
Chế biến các sản phẩm nông, thủy sản; chế biến thức ăn gia súc và thủy sản; sản xuất, gia công hàng giày da, may mặc; sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, vật liệu xây dựng; các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo máy và thiết bị; sản phẩm điện, điện tử, viễn thông; dược phẩm; các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tin học.
2.CỤM CÔNG NGHIỆP AN HIỆP
Tổng diện tích 72 ha, tọa lạc xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Nằm dọc bờ sông Hàm Luông. CCN An Hiệp được chia làm 2 khu. Khu A với diện tích 65,1 ha, là khu vực chính bố trí cơ sở sản xuất và các công trình phục vụ sản xuất. Khu B: 6,9 ha bố trí các công trình như quản lý, dịch vụ và tái định cư.
Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào ccn:
Sản xuất và chế biến hàng nông sản, lương thực thực phẩm; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; gia công giày da, may mặc; sản phẩm tiêu dùng từ nhựa, composit, vật liệu xây dựng, cơ khí; sản xuất hàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp; sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt.
VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN KÊU GỌI ĐẦU TƯ CỦA TỈNH
Nhà máy liên doanh sản xuất than hoạt tính cao cấp 5.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến thủy sản; Nhà máy chế biến trái cây (chế biến các loại sản phẩm: tươi, sấy, nước ép ); Khu du lịch tổng hợp: Cồn Phụng -Tân Thạch - Cồn Phụng, Châu Thành; Khu du lịch sinh thái sân chim Vàm Hồ Tân Mỹ, Ba Tri; Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí Mỹ Thạnh An; Khu du lịch sinh thái Cồn Ốc Hưng Phong, Giồng Trôm; Khu du lịch sinh thái Cồn nổi Thanh Tân; Dự án khu thể thao - du lịch biển; Nhà máy cấp nước sạch cho Cù Lao Minh (Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú) Phú Phụng, Chợ Lách; Xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Bình Phú, Phong Nẫm, Hòa Lộc, An Hiệp; Xây dựng cảng biển Thới Thuận và nhà máy sửa chữa, tháo ráp tàu thuyền Thới Thuận, Bình Thắng, huyện Bình Đại 1 cảng biển, 1 cơ sở sửa chữa tàu; Đại lộ Đông Tây (từ rạch Cái Cá đến đường Nguyễn Thị Định) thị xã Bến Tre; Dự án đầu tư cao ốc văn phòng, nhà ở cho thuê Phường7, Thị xã Bến Tre; Khu dân cư Khu công nghiệp Giao Long Quới Sơn, Châu Thành; Dự án tổng hợp Làng cá An Thủy Ba Tri; Trường Đại học tư thục Bến Tre; Bệnh viện đa khoa tư Bến Tre.
(*) Số liệu sơ bộ
(Nguồn: website tỉnh Bến Tre; website Tổng cục Thống kê.)
Chia sẻ bài viết |
|
- Trao Giải Mai Vàng năm 2024
- “Sóng 25” biểu diễn phục vụ khán giả trực tiếp
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Nghĩa tình ở lại
- Chuyện của Thêm
- MV “APT.” vượt 700 triệu lượt xem trên YouTube
- Ðường đua Oscar 2025 cạnh tranh quyết liệt
- Khi phim ảnh phản ánh việc giáo dục con trẻ thời hiện đại
- Nỗ lực làm mới “Kính vạn hoa”
- Ðầu năm nghe nhạc, nụ cười và tình yêu
- Người đẹp xứ Dừa trở thành tân Hoa hậu Đồng bằng Sông Cửu Long 2024
- Bảo Tiền - chứng tích của công cuộc giữ đất ở Nam Bộ
- “Vinh quang một chặng đường” - Những giai điệu tự hào
- “Bí kíp” thu hút sự chú ý của cộng đồng
- Những vần thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam”
- Chuyện nghề nghiệp trong “Khách hàng là thượng đế”
- Kỷ niệm 50 năm Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo
- Công bố vương miện và trang phục văn hóa dân tộc Hoa hậu ĐBSCL
- Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Quê hương Cần Thơ trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập”
- Những gì còn lại