30/12/2015 - 13:58

Những mẹo đơn giản giúp cắt cơn thèm ngọt tự nhiên

Phát hiện hoóc-môn giúp kiểm soát cơn thèm ngọt

Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cell Metabolism, việc kiểm soát FGF21 (hoóc-môn sản xuất bởi gan để phản ứng với hàm lượng cao tinh bột trong máu) có thể giúp kiềm chế cảm giác thèm đồ ngọt ở người.

Sau khi tiến hành tiêm thử FGF21 trên chuột và khỉ, các nhà khoa học ở Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phát hiện rằng hoóc-môn này đã tạo ra một hiệu ứng bất ngờ là truyền tín hiệu đến não để ngăn chặn cơn thèm thức ăn có vị ngọt. Cụ thể là sau khi được tiêm vào máu, FGF21 đã tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus) trong não chuột, nhờ đó ức chế cảm giác thèm ngọt của chúng. Kết quả là tuy không thể hoàn toàn ngừng ăn đường, nhưng xác suất chọn thức ăn ngọt của chuột thấp hơn 7 lần so với thức ăn thông thường. Tương tự, mũi tiêm FGF21 trên khỉ cũng khiến chúng mất "hứng thú" với nước có vị ngọt gần như ngay lập tức.

Từ phát hiện tích cực trên, nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng việc tận dụng tác động của FGF21 – chẳng hạn như mô phỏng cơ chế hoạt động của hoóc-môn này bằng một loại thuốc – có thể giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân béo phì hoặc bị bệnh tiểu đường típ 2.

Chia sẻ bài viết