05/02/2023 - 09:07

Sông nước Cần Thơ rộn ràng lễ hội đầu năm mới 

(CTO) -  Trong 3 ngày, từ ngày 2 đến ngày 4-2-2023 (nhằm từ 12-14 tháng Giêng năm Quý Mão), nhiều ngôi miếu trên địa bàn TP Cần Thơ tổ chức Lễ hội Tống phong hay còn gọi là lễ hội Tống ôn - Tống gió, lễ hội Cầu an đầu năm mới. Điểm nhấn là chiều 14 tháng Giêng với nghi thức hạ thủy tàu thủy lục, có sự tham gia của hàng ngàn người dân trên hàng trăm chiếc ghe, tàu lớn nhỏ, khiến sông nước Cần Thơ thêm rộn ràng, màu sắc.

Ở Cần Thơ, tổ chức lễ Tống phong quy mô nhất là Miếu Bà Xóm Chài (phường Hưng Phú, quận Cái Răng), đối diện khu vực Bến Ninh Kiều.

Ở Cần Thơ, tổ chức lễ Tống phong quy mô nhất là Miếu Bà Xóm Chài (phường Hưng Phú, quận Cái Răng), đối diện khu vực Bến Ninh Kiều.

Tàu thủy lục được làm bằng chuối, tre, giấy dán, gửi vào đó khát vọng về cuộc sống no ấm, bệnh dịch được tiêu trừ, nhà nhà người người được an vui, khỏe mạnh.

Tàu thủy lục được làm bằng chuối, tre, giấy dán, gửi vào đó khát vọng về cuộc sống no ấm, bệnh dịch được tiêu trừ, nhà nhà người người được an vui, khỏe mạnh.

Trong chiều 14 tháng Giêng, sau khi Ban Tế tự tổ chức cúng Bà, tàu thủy lục sẽ được cung nghinh xuống tàu lớn để chở ra sông Hậu tống phong.

Trong chiều 14 tháng Giêng, sau khi Ban Tế tự tổ chức cúng Bà, tàu thủy lục sẽ được cung nghinh xuống tàu lớn để chở ra sông Hậu tống phong.

Từ Miếu Bà, tàu thủy lục được chở đến cầu Quang Trung rồi vòng ra đoạn gần cầu Cần Thơ.

Từ Miếu Bà, tàu thủy lục được chở đến cầu Quang Trung rồi vòng ra đoạn gần cầu Cần Thơ.

Chuẩn bị hạ thủy tàu thủy lục, biểu thị xua đuổi bệnh tật, điều không may trôi theo dòng nước và cầu mong mọi điều tốt lành trong năm mới.

Chuẩn bị hạ thủy tàu thủy lục, biểu thị xua đuổi bệnh tật, điều không may trôi theo dòng nước và cầu mong mọi điều tốt lành trong năm mới.

Múa lân trên bờ chào đón đoàn rước.

Múa lân trên bờ chào đón đoàn rước.

Dưới sông, những chú lân cũng nhảy múa theo nhịp trống, tạo không khí rộn ràng.

Dưới sông, những chú lân cũng nhảy múa theo nhịp trống, tạo không khí rộn ràng.

Hàng trăm ghe, tàu đồng hành.

Hàng trăm ghe, tàu đồng hành.

Với người lớn tuổi, đồng hành cùng lễ hội Tống phong là những nghi thức cầu cho gia đình, quê hương, đất nước được bình an.

Với người lớn tuổi, đồng hành cùng lễ hội Tống phong là những nghi thức cầu cho gia đình, quê hương, đất nước được bình an.

Cùng thời điểm này, nhiều miếu bà cũng chở bè, tàu thủy lục ra sông Hậu để tống ôn, tống gió, làm cho lễ hội thêm đông vui. Trong ảnh là bè thủy lục của Miếu Bà Chúa Xứ Rạch Bà Hơn (quận Cái Răng).

Cùng thời điểm này, nhiều miếu bà cũng chở bè, tàu thủy lục ra sông Hậu để tống ôn, tống gió, làm cho lễ hội thêm đông vui. Trong ảnh là bè thủy lục của Miếu Bà Chúa Xứ Rạch Bà Hơn (quận Cái Răng).

Trong lúc đoàn tống phong đang diễu hành dưới sông, trên bờ, ở khu vực Xóm Chài, hầu hết bà con đều gom rác thải, đồ không còn sử dụng ra, rắc muối vào để đốt. Điều này mang ý nghĩa tiêu trừ mầm bệnh, điều không may, nhưng bao trùm là ý nghĩa về việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Trong lúc đoàn tống phong đang diễu hành dưới sông, trên bờ, ở khu vực Xóm Chài, hầu hết bà con đều gom rác thải, đồ không còn sử dụng ra, rắc muối vào để đốt. Điều này mang ý nghĩa tiêu trừ mầm bệnh, điều không may, nhưng bao trùm là ý nghĩa về việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Lễ hội Cầu an còn gọi là lễ Tống phong hay lễ Tống ôn - Tống gió, có ở nhiều ngôi miếu và một số ít ngôi chùa ở Nam bộ dịp đầu năm, tồn tại suốt hàng trăm năm qua, dần dà trở thành ngày hội độc đáo trên sông nước. Theo ghi nhận, hầu hết các nghi thức trong lễ Cầu an đều được thực hiện trang nghiêm, không có hủ tục và thu hút đông người dân tham dự.

DUY KHÔI

Chia sẻ bài viết