02/03/2021 - 10:36

Hậu Giang và triển vọng trở thành thủ phủ công nghiệp ĐBSCL 

Phát triển các khu công nghiệp (KCN) theo hướng hiện đại, tập trung phục vụ xuất khẩu, chế biến nông sản, phát triển hệ thống logistic… nhằm thu hút đầu tư FDI, Hậu Giang đang khẳng định vị thế “thủ phủ công nghiệp” của miền Tây.

Vùng đất hấp dẫn đầu tư

Yếu tố quan trọng khiến Hậu Giang những năm gần đây thu hút mạnh đầu tư là nhờ địa bàn tỉnh có vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối giao thương với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ. Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực từ chế biến, sản xuất giấy, dịch vụ cảng biển, năng lượng nhiệt điện… ngày càng bắt kịp với nhịp độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của toàn vùng.

Các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từng bước được lấp kín bởi các dự án đầu tư từ nhiều lĩnh vực. Ảnh: Sưu tầm.

Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 355 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 127.600 tỉ đồng, trong đó có 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD. 5 năm qua, Hậu Giang có thêm 3.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 76% về số doanh nghiệp và tăng 91% số vốn đăng ký so nhiệm kỳ trước, bình quân quy mô một doanh nghiệp tăng khoảng 9%. Lũy kế từ trước đến nay, tỉnh đã cấp giấy phép kinh doanh gần 4.650 doanh nghiệp với tổng vốn hơn 48.300 tỉ đồng.

Trên địa bàn Hậu Giang có nhiều khu, cụm công nghiệp quy mô lớn như: KCN Sông Hậu (3.275ha), Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh (201ha), Cụm công nghiệp Vị Thanh (53ha), Cụm công nghiệp Ngã Bảy (25ha). Hiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có tỷ lệ lấp đầy cao. Trong đó, sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI với vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn đã góp phần giúp Hậu Giang có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Báo cáo của Cục Thống kê Hậu Giang cho thấy, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm 73,25% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Mặt khác, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động địa phương.

Thị trấn Mái Dầm - huyện Châu Thành được coi là đô thị công nghiệp lớn của tỉnh Hậu Giang.

Tín hiệu đáng mừng là ngoài những dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp, thủy hải sản vốn có như Nhà máy chế biến thủy hải sản Minh Phú, dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM của FLC Group, Hậu Giang đã và đang thu hút nhà đầu tư đa lĩnh vực. Điển hình có thể kể đến: Tân Hiệp Phát Masan; Công ty giấy Lee & Man sản xuất bao bì; Nhà máy luyện, cán thép Sunpro, Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu (năng lượng), Vingroup với dự án Vincom-Vinhouse (bất động sản, thương mại dịch vụ)…

Có thể nói, ngoài việc thu hút doanh nghiệp mới đầu tư, việc những doanh nghiệp cũ tiếp tục gắn bó, mở rộng quy mô sản xuất đã góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tại Hậu Giang.

Phát huy lợi thế và tiềm năng vốn có

Sức hút đầu tư của Hậu Giang trước hết đến từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là việc phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… giữ vai trò là lối ra huyết mạch ổn định lâu dài, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của ĐBSCL.

Hậu Giang quy hoạch các khu, cụm công nghiệp nằm sát TP Cần Thơ rất thuận lợi trong việc thu hút lao động và phát triển các khu kinh tế phụ trợ công nghiệp. Ảnh: Sưu tầm.

Được biết, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hậu Giang đầu tư hơn 14.000 tỉ đồng hoàn thiện tuyến đường nối TP Vị Thanh với TP Cần Thơ dài 37km, quy mô 4 làn xe; Quốc lộ 61 dài 52 km, quy mô 2 làn xe; hoàn thiện Quốc lộ Nam Sông Hậu và nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp với tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng đã hoàn thành cuối năm 2020.

Theo kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2021-2030, sẽ có hơn 9.400 tỉ đồng để đầu tư hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hạ tầng giao thông Hậu Giang liên kết vùng. Nhiều dự án giao thông quan trọng đã được xây dựng như đường tỉnh 927C, 931, 930, 930B, 927… cùng 5 tuyến quốc lộ dài 121km rải đều ra 4 hướng và đều kết nối với Quốc lộ 1A, hỗ trợ đắc lực cho Hậu Giang thông thương với các tỉnh khu vực.

Khu đô thị công nghiệp được săn đón

Tại Hậu Giang, Khu đô thị công nghiệp Sông Hậu (huyện Châu Thành), quy mô 3.275ha, chiếm 92% diện tích khu công nghiệp của cả tỉnh, đã hình thành trên 10 năm, thu hút đầu tư trong nước hơn 66.000 tỉ đồng, FDI 764 triệu USD, tổng giá trị sản xuất 70.000 tỉ đồng và tạo công ăn việc làm cho 18.500 lao động.

Bất động sản KCN luôn trong thực trạng cung không đủ cầu do 338ha đất ở được quy hoạch phục vụ cho riêng KCN này không đủ để đáp ứng lượng công nhân sẽ tập trung tại đây. Dự báo bức tranh tương lai gần, số công nhân lao động làm việc tại đây sẽ lên tới 38.500 người, tương ứng cần 642ha diện tích đất ở. Có thể nói nhà ở dành cho đối tượng công nhân viên lao động hiện nay là cực kỳ khan hiếm.

KDC Vạn Phát Sông Hậu sở hữu cả 3 yếu tố “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”.

KDC Vạn Phát Sông Hậu đã đáp ứng phần nào sự khan hiếm này. Với vị trí đắc địa tọa lạc mặt tiền Quốc lộ Nam Sông Hậu thuộc lõi đô thị công nghiệp sông Hậu thu hút cư dân tập trung sinh sống và ngày càng mở rộng qui mô. Trong bán kính 5km, cư dân dễ dàng di chuyển đến hệ thống tiện ích như: UBND thị trấn Mái Dầm, Trạm Y tế Mái Dầm, chợ Cái Côn, cụm công nghiệp sông Hậu, cụm công nghiệp Phú Hữu A, Cảng Cái Cui… Cùng với đó, dự án cách TP Cần Thơ chỉ 15 phút lái xe, đồng thời dễ dàng kết nối với các tỉnh thành khác trong khu vực.

Đặc biệt, Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu đáp ứng nhu cầu an cư cho cư dân với đa dạng các tiện ích thiết yếu. Dự án có tổng quy mô trên 32ha gồm 2 khu đa chức năng thương mại dịch vụ tổng hợp (9.132m2), trường mầm non (2.187m2), công viên cây xanh rộng 2.722m2, bến tàu du lịch và công viên rộng lớn bên bờ sông Hậu.

Vị trí liền kề khu công nghiệp, mặt tiền quốc lộ, một mặt ôm trọn dòng sông Hậu nên thơ, Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu là lựa chọn tối ưu cả về an cư và đầu tư.

Chia sẻ bài viết