31/12/2011 - 10:23

Eurozone và những thách thức trong năm 2012

Sau một năm đầy biến động, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bước vào năm mới 2012 với nhiều trở ngại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, giữa lúc nền kinh tế khu vực được dự báo sẽ lại rơi vào suy thoái.

Đồng euro đang trên đà giảm giá so với USD. 

Eurozone sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì hệ thống ngân hàng đang lung lay và giảm chi phí vay mượn vốn ở mức cao, thứ đang đe dọa đẩy Tây Ban Nha và Ý đến bờ vực phá sản. Các cuộc đấu giá trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha và Ý lần lượt vào ngày 12 và 13-1 sẽ quyết định Eurozone có đang kiểm soát được cuộc khủng hoảng nợ công vốn đã hoành hành khắp khối này trong 2 năm qua hay không. Nếu các cuộc đấu giá diễn ra tốt đẹp, nghĩa là Madrid và Roma vay được nhiều tiền với lãi suất hợp lý, cuộc khủng hoảng sẽ lắng dịu, tạo điều kiện cho các nước Liên minh châu Âu (EU) thực thi các biện pháp khắc khổ nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, bên cạnh gói hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dành cho hệ thống nhà băng trong khu vực. Ngược lại, lãi vay cao hoặc bán không hết lượng trái phiếu sẽ làm tăng lo ngại về việc chính phủ mất khả năng trả

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và những tác động đến châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (Economist) ngày 29-12 nhận định những khó khăn của các nền kinh tế Mỹ và Eurozone có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á do tín dụng khan hiếm và xuất khẩu bị giảm mạnh.

EIU dự báo nguy cơ kinh tế thế giới trở lại suy thoái trong hai năm tới là 40%. Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2% trong năm 2012, giảm so với ước tính 2,6% của năm 2011. Các nền kinh tế châu Á sẽ phải hứng chịu nhiều hậu quả hơn so với việc giảm kim ngạch xuất khẩu và kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Các điều kiện tín dụng tại châu Á cũng bị thắt chặt vì các ngân hàng châu Âu đang chịu sức ép phải cắt giảm cho vay ra nước ngoài.
 EIU nhận định nếu Eurozone tan rã trong hai năm tới, khả năng là 40%, tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ rất nghiêm trọng. Dù các nước châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ tìm cách đối phó thông qua các chính sách tiền tệ và tài chính, nhưng các nhà hoạch định châu Á cũng không thể ngăn chặn một cuộc suy thoái của kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể là một cuộc suy thoái sâu.

nợ, điều có thể phá hỏng hệ thống ngân hàng, nhấn chìm nền kinh tế và, trong trường hợp tồi tệ nhất, là hủy hoại liên minh tiền tệ gồm 17 quốc gia tồn tại hơn một thập niên qua.

Nhiệm vụ của các bên liên quan lúc này, gồm chính phủ các nước thuộc Eurozone, Ủy ban châu Âu và ECB, là thuyết phục thị trường tài chính tin rằng các nước đang ngập đầu trong nợ có thể trả được nợ và vì vậy đáng được cho vay với mức lãi suất phải chăng. Lo ngại vỡ nợ được xem là nguyên nhân đã đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ lên cao, khiến các nước đang lâm nợ càng khó huy động vốn để chi trả lượng trái phiếu đến hạn thanh toán. Vòng luẩn quẩn này đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải tìm sự trợ giúp từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Dự kiến trong quý I-2012, Ý cần vay thêm 72 tỉ euro để thanh toán trái phiếu và tiền lãi, trong khi Tây Ban Nha thì cần 25 tỉ euro. Điều quan tâm nhất ở Eurozone lúc này là liệu Ý, nước cần 300 tỉ euro để trả lãi và gốc trái phiếu đến hạn trong năm 2012, có thể tiếp tục vay được tiền trên thị trường tài chính với lãi suất vừa phải hay không. Đất nước hình chiếc ủng trả lãi suất trung bình 4,2% cho khoản nợ 1.900 tỉ euro hiện có, nhưng cuộc khủng hoảng nợ công đã đẩy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của họ lên mức cao kỷ lục, hơn 7%. Các cuộc đấu giá trái phiếu ngày 28 và 29-12 vừa qua cho thấy chính phủ của tân Thủ tướng Mario Monti chưa tạo được nhiều lòng tin đối với các nhà đầu tư, khi lãi suất trái phiếu 10 năm của nước này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao 6,98%. Việc phát hành không được thành công như dự kiến này đã ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng euro và đô-la Mỹ. Trong phiên giao dịch ngày 29-12, đồng euro tiếp tục giảm giá so với USD, còn 1,2921 USD/euro, mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua.

THANH TRÚC (Theo AP, Forex News)

Chia sẻ bài viết