21/07/2012 - 21:54

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường típ 2

Đối với bệnh nhân tiểu đường, dùng bữa với gia đình là điều quan trọng bởi điều đó vừa tốt cho sức khỏe của họ vừa có lợi cho các thành viên trong nhà. Tuy nhiên, sử dụng và chế biến thực phẩm như thế nào để có những bữa ăn lành mạnh là điều không dễ. Theo các chuyên gia Ấn Độ, bệnh nhân tiểu đường típ 2 nên áp dụng những lời khuyên sau đây trong chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dùng bánh ngọt và kiểm soát cân nặng chặt chẽ. 

+ Đường. Bệnh nhân tiểu đường cần tránh tiêu thụ đường và đường mía. Lý do là chúng chứa glucose, loại đường chỉ đi vào tế bào khi có sự hiện diện của hoóc-môn insulin. Trong khi đó, người bị tiểu đường không thể sản xuất hoặc phản ứng với insulin, nên glucose vẫn ở trong máu và có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

+Thực phẩm giàu chất xơ. Dưỡng chất này được biết đến là làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy, thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường nên có ngũ cốc, nhất là gạo lức, yến mạch, đậu cùng các loại rau củ giàu chất xơ như đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải bó xôi... Ngoài ra, những người này cũng cần dùng thêm các loại trái cây giàu chất xơ cao như đu đủ, táo, cam, lê và ổi, nhưng nên hạn chế những loại quả chứa hàm lượng đường cao như xoài, nho, chuối.

Dụng cụ kiểm tra đường huyết bằng… giấy

Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường là các nhà khoa học thuộc Đại học VU (Hà Lan) đang phát triển một thiết bị kiểm tra đường huyết giá rẻ thích hợp dùng cho bệnh nhân tiểu đường tại các vùng nông thôn ở những quốc gia đang phát triển. 

Giống như các kiểu kiểm tra lâm sàng bệnh tiểu đường típ 2, công cụ giám sát glucose mới sẽ đo đường huyết, nhưng sử dụng nước tiểu chứ không phải trích máu ở đầu ngón tay như các thiết bị hiện hành. Thiết bị này bao gồm 3 điện cực, 1 dung dịch thử, 1 tờ giấy và 1 dĩa nhựa. Khi cho mẫu nước tiểu lên giấy rồi chờ dung dịch thử thấm từ từ vào tờ giấy, emzyme có tên glucose oxidase (có sẵn trong giấy) sẽ phản ứng với glucose trong nước tiểu. Quá trình này tạo ra hợp chất hydrogen peroxide được nhận biết bởi các điện cực và cho ra kết quả về hàm lượng đường trong máu tức thì.

+ Sữa. Sữa là sự kết hợp giữa tinh bột và chất đạm nên có thể giúp kiểm soát đường huyết. Vì vậy, 2 ly sữa mỗi ngày là sự lựa chọn có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

+ Chất béo tốt. Nên chọn các loại dầu ăn giàu chất béo không bão hòa đơn (MUFA) vốn có tác dụng kiểm soát cholesterol “xấu” và bệnh tiểu đường. Dầu ô liu là lựa chọn đúng đắn bởi nó chứa nhiều axít béo có lợi cho sức khỏe omega-3, cũng thường có trong dầu cải, dầu hạt lanh, quả hạt khô, cá biển chứa nhiều dầu (như cá ngừ, cá hồi, cá thu...). Các loại dầu này đều ít cholesterol và không chứa chất béo chuyển hóa có hại.

+ Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Một bữa ăn no nê chắc chắn sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng đường huyết lên xuống thất thường. Các bữa ăn nên dùng xen kẽ với các loại thức ăn vặt như trái cây, bánh quy, sữa chua, rau trộn, trứng luộc và rau củ.

Để giữ cho đường huyết luôn ổn định, bệnh nhân nên thiết lập chế độ ăn hợp lý và theo dõi để xem chế độ ăn nào có hiệu quả với mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kiểm soát lượng tinh bột nạp vào trong cơ thể. Lý do là tinh bột, khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa thành glucose, do đó, chúng cũng được xem là yếu tố có tác động nhiều nhất đến đường huyết. Tốt nhất là bệnh nhân tiểu đường típ 2 nên tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng tinh bột mà họ có thể tiêu thụ trong ngày.

TRÍ VĂN (Theo Health Me Up, SmartPlanet)

Chia sẻ bài viết