10/12/2016 - 17:48

Tâm trạng ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng như thế nào?

Nhiều nhà nghiên cứu lâu nay cố tìm hiểu mối liên hệ giữa tâm trí và thân thể. Các chuyên gia ở Phần Lan gần đây tiến hành 5 thử nghiệm với hơn 700 người và đã xác định cách mà những cảm xúc khác nhau ảnh hưởng đến những bộ phận cơ thể khác nhau.

Vui sướng – tim. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trái tim có thể liên quan đến cảm xúc vui sướng và phấn khích. Nhưng niềm vui ở đây không chỉ là sự hài lòng, toại nguyện mà còn bao gồm sự hưng phấn tột độ. Phấn kích quá mức có thể gây mất ngủ, xúc động thái quá và làm tim đập nhanh.

Tức giận – gan. Tức giận là sự kết hợp nhiều sắc thái bao gồm cáu gắt, thất vọng, khó chịu và giận dữ. Các thầy thuốc Đông y tin rằng cảm xúc tức giận sẽ dồn nén và tích tụ trong gan và túi mật. Tức giận còn có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp và tác động tiêu cực đến dạ dày và lá lách.

Đau buồn, lo lắng – phổi. Tâm trạng đau buồn ảnh hưởng chức năng phổi trong khi lo âu vừa ảnh hưởng đến phổi vừa tác động đến ruột già. Tác hại của những cảm xúc tiêu cực này thể hiện qua trạng thái mệt mỏi, khó thở và có nguy cơ phát triển bệnh về đường hô hấp, thậm chí gây viêm đại tràng.

Sợ hãi – thận. Nếu cảm giác sợ hãi quá mức kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thận. Điều này giải thích vì sao người ta dễ mắc tiểu khi bị hoảng sợ, đặc biệt là trẻ em.

Trầm ngâm– lá lách. Đây là trạng thái liên quan đến việc suy nghĩ quá nhiều, làm kiệt sức và dẫn tới u sầu. Tâm trạng này ảnh hưởng đến lá lách, gây mệt mỏi, thờ ơ và thiếu tập trung. Theo trang GreekMedicine.net, u sầu kéo dài cũng có nguy cơ chèn ép hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi.

ĐƯỜNG THẤT (Theo timesofindia)

Chia sẻ bài viết