11/09/2018 - 09:30

“Vành đai, Con đường” ngày càng “mất điểm” 

Trung Quốc hồi năm 2013 đã công bố dự án kinh tế và cơ sở hạ tầng khổng lồ “Vành đai, Con đường (BRI)”, với mục tiêu kết nối người tiêu dùng với thị trường và cải thiện hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ khắp thế giới. Song đến nay, ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ thái độ nghi ngại về sáng kiến mà Chủ tịch Tập Cận Bình từng gọi là “dự án thế kỷ”.

Cảng biển Gwadar của Pakistan. Ảnh: AFP

Báo Financial Times (FT-Anh) hôm 10-9 đưa tin giới chức Pakistan cho biết nước này sẽ xem xét lại các cam kết đầu tư trong BRI và đàm phán lại một thỏa thuận thương mại đã ký cách đây hơn 1 thập niên, do lo ngại chúng chỉ làm lợi cho các công ty Trung Quốc. Các dự án này là một phần trong kế hoạch Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỉ USD - phần lớn nhất và tham vọng nhất trong BRI cho đến nay – nhằm kết nối châu Á và châu Âu dọc theo Con đường tơ lụa cổ xưa. Chúng bao gồm kế hoạch mở rộng cảng Gwadar nằm trên bờ biển phía Nam của Pakistan, kết nối đường bộ và đường sắt, cùng các nhà máy điện trị giá 30 tỉ USD.

Theo FT, tân Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã thành lập một ủy ban gồm 9 thành viên để đánh giá các dự án CPEC. Dự kiến, ủy ban này sẽ họp trong tuần này để “cân nhắc mọi lợi ích và nguy cơ từ CPEC”. “Các công ty Trung Quốc đã nhiều lần được miễn, giảm thuế và có lợi thế quá nhiều ở Pakistan. Đây là một trong những điều chúng tôi đang xem xét, bởi vì nó không công bằng đối với các công ty Pakistan “ – ông Abdul Razak Dawood, một thành viên nội các phụ trách vấn đề thương mại, dệt, công nghiệp và đầu tư, cho biết.

Động thái ca Islamabad tiếp ni nhng bước lùi gn đây ca BRI. Tháng ri, Malaysia thông báo đình ch 3 d án h tng ln ca Trung quc tr giá hơn 20 t USD. Trước đó, Sri Lanka, Myanmar và nhiu nước khác cũng t ra e dè xung quanh các điu khon v vay nđầu tư trong BRI. Không ch vy, ngày càng có nhiu quc gia bày t quan ngi v vic các khon đầu tư ca Trung Quc thông qua BRI đang khiến các đối tác nh hơn thêm n nn chng cht. H cho rng Bc Kinh s li dng tình trng mt kh năng chi tr ca nhng nước này để tăng quyn kim soát nhng v trí chiến lược và kinh tế quan trng. Theo Atimes, nn nhân ni bt nht là Sri Lanka. Tháng 12-2017, chính quyn Colombo buc phi cho mt hãng vn ti bin ca Trung Quc thuê cng Hambantota trong vòng 99 năm

Tình hình hiện thời hoàn toàn khác biệt so với thời điểm BRI được công bố, với khoảng 70 nước cam kết tham gia. Về phần mình, Trung Quốc cũng bắt đầu cảm nhận được sức ép từ việc trì hoãn các kế hoạch nằm trong dự án BRI tại Indonesia, Lào, Kazakhstan và Bangladesh. Những ví dụ này rõ ràng cho thấy Bắc Kinh cần tạo sự minh bạch hơn nữa trong các khoản đầu tư liên quan đến BRI.

 ÐÔNG PHONG

Chia sẻ bài viết
Từ khóa
IslamabadCPECBRI