29/11/2021 - 16:59

Xử lý hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng như thế nào? 

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều trang web bán động vật/thịt hoang dã tươi, sấy khô như lợn rừng, chồn, sơn dương…, thậm chí là có những động vật thuộc danh mục loài quý hiếm cần được bảo tồn. Vậy, với những hành động này có được xem là vi phạm pháp luật hay không? Và sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời về vấn đề này, Le & Tran Trial Lawyers - "top law firm Vietnam" đã chia sẻ rằng: "Đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về việc kinh doanh mua/bán, quảng cáo các loài động vật hoang dã hoặc sản phẩm từ động vật hoang dã trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt cụ thể tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của từng trường hợp là phạt hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự". Cụ thể:

1. Các hành vi quảng cáo nhằm mục đích kinh doanh động vật/thực vật rừng đều là trái quy định. Theo điểm đ khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019, những hành vi này sẽ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.

2. Hành vi săn bắt, nuôi, nhốt, giết động vật hoang dã trái quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 400 triệu đồng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, sẽ bổ sung thêm hình thức xử phạt gồm: tịch thu dụng cụ, công cụ, tang vật vi phạm hành chính. Đồng thời, bên vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và cây trồng; buộc thực hiện các giải pháp phòng chống lây lan dịch bệnh, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Hành vi mua, bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái quy định không có hồ sơ hợp pháp mà không mang tính chất nguy hiểm phải truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

4. Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hồ sơ lâm sản trong mua bán, cất giữ, vận chuyển và chế biến lâm sản (bao gồm các loài động vật rừng) theo quy định tại Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính từ 500 nghìn đồng đến 10 triệu đồng.

Do đó, tùy vào mức độ, hậu quả và tính chất của từng trường hợp mà bên vi phạm sẽ bị Cơ quan Pháp luật xử lý hành chính hoặc mà truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua những chia sẻ trên, các động vật như rắn hổ, rắn ráo, tắc kè, chồn là những động vật thuộc Danh mục thực vật/động vật rừng quý hiếm thuộc Nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật/động vật rừng được thực thi Công ước về kinh doanh mua bán quốc tế các loài thực vật/động vật hoang dã nguy cấp. Nếu bạn muốn mua những loài động vật này để nuôi dưỡng thì phải thực hiện đúng quy trình và thủ tục được quy định bởi pháp luật.

Chia sẻ bài viết