27/04/2023 - 15:21

Vai trò và ứng dụng của cảm biến nhiệt độ RTD 

Hiện nay, thị trường ứng dụng phổ biến các loại cảm biến nhiệt trong công nghiệp, đặc biệt là cảm biến RTD. Hãy cùng Makgil tìm hiểu về vai trò cũng như ứng dụng cảm biến RTD qua chia sẻ dưới đây.

Cảm biến RTD là gì?

Cảm biến RTD được biết đến là loại thiết bị được dùng chuyên để đo nhiệt độ nhờ bằng việc sử dụng điện trở. Theo đó, cảm biến nhiệt độ RTD chủ yếu ứng dụng theo dõi, kiểm soát, đo lường nhiệt độ vận hành của các thiết bị, hệ thống...

Thiết kế của RTD là dây hoặc thanh kim loại và điện trở của chúng sẽ biến đổi tuỳ vào nhiệt độ bị thay đổi. Cảm biến nhiệt độ được sử dụng phổ biến với các loại các loại cảm biến nhiệt độ như cảm biến nhiệt độ loại PT100, cảm biến nhiệt độ loại PT1000, cảm biến nhiệt độ Ni100, cảm biến nhiệt độ Ni1000...

Cảm biến nhiệt độ RTD

RTD cấu tạo chủ yếu từ chất liệu Niken, Platinum. Vì Platinum có độ tinh khiết cao 99% nên thường dùng làm cảm biến. Loại cảm biến sử dụng chất liệu Platinum có độ chính xác tương đối cao nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp.

Cảm biến có cấu tạo 2 phần chính gồm đầu dò nhiệt và đầu xuất tín hiệu với nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần đưa đúng đầu dò nhiệt vào tại vị trí cần đo là được. Sau đó, đầu dò nhiệt độ sẽ bắt đầu thay đổi và xuất tín hiệu.

Phân biệt RTD và thermocouple

Để phân biệt RTD và thermocouple thì chúng ta cần phải biết khái niệm của hai cảm biến này. Với những thông tin chia sẻ ở phía trên, chắc hẳn chúng ta đã nắm được thông tin về cảm biến nhiệt RTD.

Còn thermocouple được biết đến là cảm biến nhiệt độ dùng hai thanh hoặc dây kim loại khác nhau để tạo ra điện áp với mục đích xác định nhiệt độ. Chúng sẽ được nối lại với chung một đầu dò, hay còn được gọi là đầu nóng.

Hai đầu còn lại sẽ được nối dây dẫn nhằm xuất tín hiệu điện ra bên ngoài. Tín hiệu ra thermocouple gọi là miniVon. Nên khi dùng loại này người dùng phải xem bộ điều khiển để xem tín hiệu có được trả về hay là không.

RDT

Để phân biệt RTD và thermocouple chúng ta có thể thấy hai loại này khác nhau ở nguyên lý hoạt động. Cụ thể, RTD và thermocouple khác nhau cấu tạo, tín hiệu ra trả về. Cấu tạo của RTD tương đối đơn giản chỉ với đầu dò và đầu xuất tín hiệu. Cuốn trên của đầu quen dò làm bằng chất liệu Platinum. Còn thermocouple gồm có hai dây kim loại khác nhau nối với nhau.

Thermocouple

Cảm biến nhiệt độ RTD tín hiệu trả về là điện trở. Trong khi đó, thermocouple tín hiệu trả về miniVon. Hầu hết các cảm biến nhiệt độ có giới hạn nhiệt độ là 1000 độ Fahrenheit, còn thermocouple có thể đo lên tới 2700 độ Fahrenheit.

RTD mang lại kết quả đọc chính xác hơn. Đồng thời người đọc có thể dùng đọc cùng nhiệt độ thì kết quả cũng sẽ cho ra tương tự. Cảm biến này nhận được tín hiệu mạnh hơn, dễ hiểu chỉnh do thiết kế đơn giản của chúng.

Ứng dụng của cảm biến RTD trong đời sống

Cảm biến nhiệt RTD là thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp. Ứng dụng chính của loại dụng cụ này chính là dùng để đo nhiệt độ cũng như kiểm tra nhiệt độ ở các khu vực bên trong nhà máy có nhiệt độ cao.

Nhằm đảm bảo một cách tốt nhất, ổn định nhất quy trình vận hành của các loại thiết bị, thay móc. Nhờ vào loại cảm biến này mà quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn.

Cảm biến nhiệt độ RTD ứng dụng phổ biến

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nên lựa chọn cảm biến nhiệt độ phù hợp với khu vực cần đo nhiệt độ. Sao cho thiết bị vừa giúp tăng năng suất, công suất hoạt động, đảm bảo cảm biệt tạo ra giá trị tốt, hiệu quả nhất mà vẫn đáp ứng về giá cả.

Có thể thấy RTD có khả năng đo nhiệt độ với độ chính xác cao và đo trên phạm vi tương đối rộng. Bên cạnh đó, thiết kế của thiết bị này đa dạng, sử dụng chất liệu bền, dẫn nhiệt tốt.

Cảm biến đo nhiệt độ thiết kế hai dạng dây và cây nên người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng tuỳ theo nhu cầu, khu vực đo. Điểm nổi bật nhất của thiết bị này phải kể đến chính là theo thời gian độ ổn định cao cũng như độ trôi sai tương đối thấp khoảng 0.1%/năm.

Cách chọn mua cảm biến nhiệt RTD

Để chọn mua cảm biến nhiệt RTD chuẩn. Đầu tiên, người dùng cần phải chú ý đến các vấn đề như sau:

  • Thang đo nhiệt độ của cảm biến càng lớn thì Platinum càng lớn và thang đo càng nhỏ thì Platinum càng nhỏ. Vì vậy, cảm biến dạng này sẽ chịu được nhiệt độ cao và cho ra kết quả đo lường chính xác nhất.
  • Mức độ sai số của cảm biến không phụ thuộc thang đo nhiệt mà sai số phụ thuộc vào chính class có trong cảm biến nhiệt RTD.

Trước khi chọn mua cảm biến nhiệt RTD cần phải xác định chính xác ứng dụng cảm biến nhiệt này để đo gì? đo ở đâu? Cụ thể:

  • Hệ thống cần đo có cần độ chính xác cao không?
  • Môi trường đo nhiệt độ có tính ăn mòn không?
  • Vị trí đặt cảm biến đo như thế nào để dùng loại có cấu tạo ren hay không ren sao cho phù hợp?
  • Môi trường có dải đo nhiệt dao động ở mức nào?
  • Chi phí đầu tư có thể bỏ ra để mua thiết bị?

Thông qua những chú ý và những câu hỏi gợi ý này, bạn sẽ có thể mua được cảm biến nhiệt phù hợp với môi trường, hệ thống cần đo. Để mua cảm biến nhiệt độ chất lượng, người dùng nên chọn những đơn vị phân phối uy tín trong đó có Makgil.

Makgil là đơn vị chuyên phân phối cảm biến RTD các loại nhập khẩu từ các thương hiệu lớn, chế độ bảo hành tốt, nhân viên tư vấn kinh nghiệm hướng dẫn tận tình giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất khi mua cảm biến. Bên cạnh đó, đơn vị còn hướng dẫn lắp đặt chi tiết, nên người dùng hoàn toàn yên tâm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về cảm biến RTD. Hiện nay, thị trường có không ít RTD không đủ tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, người dùng thông thái nên chọn đơn vị phân phối uy tín, điển hình như Makgil. Công ty cam kết mang lại cảm biến nhiệt độ RTD chất lượng nhất đến tay người dùng.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại:

Công ty TNHH Makgil

  • Hotline: 028 665 72704
  • Fax: 028 220 26775
  • Email: info@makgil.com
  • Website: www.makgil.com
  • Trụ sở chính:18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Chia sẻ bài viết