10/10/2024 - 15:11

Phim cách nhiệt phản xạ nhiệt là gì? So sánh phim phản nhiệt và hấp thụ nhiệt 

1. Phim cách nhiệt phản xạ nhiệt là gì?

●Định nghĩa

Phim phản xạ nhiệt là dòng phim chống nóng bằng cơ chế phản xạ nhiệt lượng ra môi trường bên ngoài. Hiểu đơn giản, bức xạ mặt trời chiếu vào bề mặt kính có dán phim phần lớn bị phản xạ lại ra môi trường không giữ lại trên phim.

Lưu ý: Phản xạ nhiệt chỉ là cơ chế chống nóng chứ không có Công nghệ phim phản xạ nhiệt.

●Tính năng và công dụng

- Chống nóng vượt trội

Dán phim cách nhiệt ô tô phản xạ nhiệt có thể giảm nhiệt độ trong xe từ 5 - 8 độ C so với bên ngoài.

- Cản tia UV lên đến 99%

Khi dán phim phản xạ cản tia UV 99% giúp bảo vệ sức khỏe của người bên trong xe.

- Giảm chói lóa mắt

Ánh nắng mặt trời, đèn xe chiếu vào kính lái gây chói mắt giảm khả năng quan sát. Dán phim phản xạ giảm chói trong điều kiện ánh sáng mạnh, ban đêm.

2. Cơ chế hoạt động của phim phản xạ nhiệt

Cơ chế của phim phản xạ nhiệt là nhiệt lượng từ bức xạ mặt trời truyền đến bề mặt film thì phần lớn sẽ bị phản xạ lại vào môi trường. Nhờ đó không gian mát mẻ và hạn chế tình trạng nóng kính vì không giữ lại nhiệt lượng trên bề mặt film.

Xem thêm: Phim cách nhiệt 3M cao cấp, bảo hành chính hãng 10 năm

3. Ưu và nhược điểm của phim phản xạ nhiệt

Ưu điểm: 

- Chống nóng ấn tượng

Dòng phim này có cơ chế phản xạ phần lớn nhiệt lượng chiếu vào film giảm nhiệt độ bên trong.

- Giảm tình trạng nóng kính

Vì không giữ lại nhiệt lượng trên phim không tích tụ nhiệt ở kính nên hạn chế tình trạng nứt, phù hợp nơi có bức xạ nhiệt cao (Miền Trung Việt Nam).

Nhược điểm:

- Giá thành khá cao

Phim phản xạ có mức giá cao hơn rất nhiều so các dòng phim khác.

- Khó thi công

Phim phản xạ nhiệt khá dày nên thi công dán khó, yêu cầu kỹ thuật cao.

- Gây cản sóng

Lớp phủ phản xạ trên phim có thể làm giảm khả năng thu nhận sóng của thiết bị điện tử, định vị GPS, thanh toán thẻ VETC,...

- Khả năng cách nhiệt giảm nhanh

Khi chọn dán phim phản xạ, phải thay mới nếu muốn cách nhiệt tốt như ban đầu từ sau 5 năm sử dụng.

4. Độ bền và khả năng chống nóng của phim phản xạ nhiệt

Cơ chế chống nóng là phản xạ nên các liên kết của lớp vật chất bền hơn do không cần chịu nhiệt lượng lớn từ ánh sáng mặt trời truyền qua tấm phim. Độ bền của phim phản xạ nhiệt lên đến 10 năm. Tuy nhiên, khách hàng nên cân nhắc thêm về mức độ cách nhiệt (Thông số phim) có thể giảm dần theo thời gian cụ thể dưới 5 năm sẽ giảm 50-70% so với ban đầu khi dán phim phản xạ nhiệt.

5. So sánh phim phản nhiệt và hấp thụ nhiệt

Phim phản xạ nhiệt chống nóng tốt hơn hấp thụ nhiệt có đúng hay không?. Chắc chắn là câu hỏi của nhiều khách hàng về hai loại phim này. Cùng tìm hiểu chi tiết sau đây:

  • Định nghĩa và cơ chế hoạt động của phim hấp thụ nhiệt

Phim cách nhiệt hấp thụ nhiệt là dòng phim gốc Ceramic cơ chế chống nóng bằng cách hấp thụ nhiệt lượng. Khi bức xạ nhiệt truyền đến bề mặt phim hầu hết sẽ được giữ trên bề mặt phim.

  • Điểm khác biệt giữa phim phản nhiệt và hấp thụ nhiệt

 

 

PHIM PHẢN XẠ NHIỆT

PHIM HẤP THỤ NHIỆT

 Hiệu quả cách nhiệt

Khả năng chống nóng tốt nhưng sẽ giảm đi sau khoảng từ 5 năm sử dụng

Khả năng chống nóng tốt khá ổn định

Độ bền, tuổi thọ

Độ bền từ 5 - 10 năm dễ oxy hóa

Độ bền từ 7 - 10 năm

Tầm nhìn và thẩm mỹ

Tầm nhìn qua kính trong suốt

Tầm nhìn qua kính trong suốt

 

Từ phân tích trên về 2 loại phim có thể đưa ra kết luận:

  • Phim phản xạ nhiệt hay hấp thụ nhiệt đều có khả năng chống nóng như nhau.
  • Phản xạ hay hấp thụ chỉ là cơ chế làm việc của từng dòng phim, không quyết định chất lượng.
  • Phim cách nhiệt chống nóng tốt dựa vào nhiều yếu tố khác như độ bền vật liệu, công nghệ sản xuất.

Vậy nên để trả lời cho câu hỏi trên thì có thể khẳng định phản xạ nhiệt hay hấp thụ nhiệt chỉ là cơ chế chống nóng, không quyết định khả năng cách nhiệt của phim nào tốt hơn phim nào được.

6. Kinh nghiệm “Nên dán phim cách nhiệt phản xạ hay hấp thụ nhiệt?”

Đầu tiên, cần biết rằng không có dòng phim nào chống nóng tốt nhất mà chỉ có phù hợp nhất. Như thông tin trên về phim cách nhiệt phản xạ, hấp thụ có thể thấy mỗi dòng phim đều có ưu nhược điểm. Cách tốt nhất bạn nên xác định nhu cầu để làm tiêu chí lựa chọn loại phim phù hợp nhất.

Ví dụ nhu cầu di chuyển đường dài, chi phí hạn chế nên dán mã phim phản xạ nhiệt ở vị trí kính chịu bức xạ nhiệt lớn như kính lái, kính cửa sổ trời. Còn các vị trí khác dán phim hấp thụ nhiệt.

Ngược lại, nếu nhu cầu di chuyển chỉ dừng lại ở nội thành bạn nên cân nhắc dán phim cách nhiệt hấp thụ nhiệt.

Tóm lại, việc dán phim cách nhiệt phản xạ hay phim hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Chia sẻ bài viết