16/06/2019 - 11:02

Hồ Biểu Chánh và hai tờ báo nổi danh Nam kỳ một thuở 

Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) được biết đến với hàng loạt tiểu thuyết ăn khách, mang nét chân chất và hồn hậu của Nam bộ xưa. Nhưng ít ai biết rằng, ông từng làm báo, và là giám đốc của hai tờ báo nổi danh xứ Nam kỳ lục tỉnh là “Nam Kỳ Tuần Báo” và “Ðại Việt Tập Chí”. Ðiều này cho thấy sự đa tài của nhà văn quê gốc Tiền Giang.

► Giám đốc hai tờ báo

Một số báo “Nam Kỳ Tuần Báo”. 

Lịch sử báo chí Việt Nam ghi nhận, Gia Định Báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Tiếp theo đó ở Nam bộ, nhiều tờ báo được ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, như “Nông Cổ Mín Đàm”, “Lục Tỉnh Tân Văn”, “Thông Loại Khóa Trình”, “Nữ Giới Chung”, “Sài Thành”… Nếu như giai đoạn đầu, báo chí chỉ tập trung vào khai thác kiểu công báo thì sau có tin tức, bài xã luận, phóng sự nhiều hơn; dần dà nhiều tờ báo đi chuyên sâu vào lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, văn hóa - xã hội. “Nam Kỳ Tuần Báo” và “Đại Việt Tập Chí” do Hồ Văn Trung (tự Biểu Chánh) làm giám đốc ra đời có tôn chỉ tôn vinh văn hóa, nghệ thuật nước nhà, đi sâu vào nghiên cứu và phổ biến kiến thức lịch sử, văn hóa.

Hai tờ báo này ra đời gần như cùng lúc và bổ trợ cho nhau. “Nam Kỳ Tuần Báo” ra số đầu tiên ngày 3-9-1942, xuất bản định kỳ thứ 5 hằng tuần. Tính đến thời gian đình bản, tháng 6-1944, “Nam Kỳ Tuần Báo” xuất bản được 85 số báo. Tờ “Đại Việt Tập Chí” là bán nguyệt san, định kỳ xuất bản vào ngày 1 và 16 hằng tháng. Tính từ số đầu tiên ra mắt vào ngày 1-10-1942 đến số cuối cùng ngày 1-1-1945, có 54 số báo được xuất bản. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hai tờ báo này đã bị đình bản và những tờ báo xưa cũng gần như thất lạc, hiếm người biết đến. May mắn sao, nhà sưu tầm Trần Thành Trung (ở Trà Ôn, Vĩnh Long) đã sưu tầm được toàn bộ 139 số báo của hai tờ báo nói trên do Hồ Văn Trung làm giám đốc, vừa mới công bố.

Đọc li nhng bài báo viết cách đây gn 80 năm, có rt nhiu bài th hin s coi trng văn hóa truyn thng, bn sc địa phương. Các s báo có nhiu bài viết hay toàn vn lĩnh vc: lch s, địa lý, văn hc - ngh thut, du ký đến nhng bài kho cu gii thiu các di tích văn hóa, nhng l k nim danh nhân văn hóa... Điu này được th hin rõ trong bài Kính cáo đồng nhơn ca giám đốc H Văn Trung đăng trên Nam K Tun Báo s đầu tiên n bn, rng: Khôi phc nhng đim thun phong m tc ca t ph lưu truyn mà trong khong sau này quc dân vin l tn hóa ri lãng lơ, không mun chú trng na. Ph giúp vi bc trí thc đặng m rng đường hc tp cho quc dân, hc tp v văn chương, v nghip ngh, v đạo đức, v tinh thn, v tâm chí”. Hay trong bài “Tôn chỉ và chương trình của “Đại Việt Tập Chí” ” đăng trên số đầu của tờ “Đại Việt Tập Chí”, giám đốc Hồ Văn Trung tỏ rõ quyết tâm: “Đã là cơ quan giáo dục, “Đại Việt Tập Chí” cố nhiên sẽ chuyên lo phổ thông các Đông Tây học thuật, sẽ chuyên lo khảo cứu, dịch thuật và nghị luận các khoa học cần thiết với sự mở rộng tri thức cho nhau, sẽ chuyên lo chấn hưng luân lý cố hữu của mình, sẽ lo tô điểm quốc văn thêm thanh cao rực rỡ”.

Cũng bởi mục tiêu ấy mà hai tờ báo đã nhận được sự ủng hộ, góp bài của những cây bút là các văn sĩ nổi danh. Có thể kể đến như Khuông Việt, Thượng Tân Thị, Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh), Lê Thọ Xuân, Thiếu Sơn… Tuy thời gian hai tờ báo tồn tại không quá dài nhưng đã có hàng loạt bài báo hay, giới thiệu về các nhân vật Nam bộ lừng lẫy như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông…; những di tích nổi tiếng; những sự kiện văn hóa được bạn đọc chú ý…

► Cuộc lạc quyên trùng tu mộ phần cụ Thủ khoa

Bài báo có nội dung về cuộc lạc quyên sùng tu mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa. 

Trong các số báo của “Nam Kỳ Tuần Báo”, thật thú vị khi chúng tôi phát hiện có loạt bài về việc kêu gọi “Cuộc lạc quyên sùng tu phần mộ cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa” (từ đoạn này trở về sau, có những từ xưa, chúng tôi giữ nguyên theo văn bản trên báo, chỉ sửa lỗi chính tả cho phù hợp - PV).

Mở đầu cuộc lạc quyên là bài được ký bút danh tòa soạn N.K.T.B, số 57, ngày 21-10-1943. Theo đó, cuộc lạc quyên này trên cơ sở đã được quan Chánh Chủ tỉnh Cần Thơ đồng tình theo thơ số 723 A.S, ngày 16-4-1943, đơn vị đứng ra là Hội Khuyến học Cần Thơ. Lý do để mở cuộc lạc quyên là bởi cụ Thủ khoa là “một danh nho khí tiết của đất nước Tây Đô”. Số tiền quyên hạn định đến 2 ngàn đồng và quan Chủ tỉnh là người “mở hàng” trước hết. Cũng theo bài báo, Hội Khuyến học đã chuẩn bị sẵn bản vẽ thiết kế mộ phần cụ Thủ khoa, do họa sĩ Nguyễn Văn Mười vẽ, in chung trong bài báo này để rộng đường dư luận, có đóng góp thêm cho công trình thêm mỹ mãn.

Theo một số báo khác thì được biết, chuyện lạc quyên này được tiến hành sau khi Ban Trị sự Hội Khuyến học Cần Thơ được bầu ra ngày 12-3-1943. Ông Hội trưởng- Bác sĩ Lê Văn Ngôn là người đem chuyện sửa sang mộ phần cụ Thủ Khoa ra bàn bạc với hội viên và được nhất trí cao. Trong bài viết trên “Nam Kỳ Tuần Báo” số 34, bác sĩ Lê Văn Ngôn viết cho viễn cảnh rằng: “Rồi đây, trong các bạn, ai đi đường Cần Thơ Bình Thủy gần đến chùa Minh Sư (tc Nam Nhã Đường- PV), s cũng biết ti đó phn m ca tác gi bn tung Kim Thch k duyên c Nghi Chi Bùi Hu Nghĩa”.

Trong một tài liệu khác, sở dĩ chuyện “sùng tu” mộ cụ Thủ Khoa được giới trí thức, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ quan tâm là bởi nơi an nghỉ của một danh nhân lại điêu tàn. Trong bài “Tìm dấu người xưa ở Cần Thơ” của học giả Lê Thọ Xuân, đăng trong tờ “Mai”, số ra ngày 2-6-1939, có đoạn ngậm ngùi: “Dưới túp lều chuối bên bụi môn, một núm mộ đất đỏ, một tấm bia đá xanh, cái nhà vĩnh viễn của cụ Thủ Khoa chỉ có vậy…”. Xót xa vì lẽ vậy mà trong số 30 của tờ “Nam Kỳ Tuần Báo”, Thượng Tân Thị đã kêu gọi: “Còn cụ Bùi Hữu Nghĩa, chẳng lẽ chúng ta lại lãnh đạm hay sao? Ấy vậy, ở xứ ta, nhứt là tỉnh Cần Thơ, ai là người có lòng yêu nghệ thuật của người xưa, ai là người có công làm việc phước thiện cho xã hội, hãy chung cùng nhau kẻ ít người nhiều mà làm việc nghĩa này”.

Và, không ngoài sự trông đợi của Hội Khuyến học Cần Thơ và các nhà chủ trương lạc quyên, mộ cụ Thủ Khoa liền trong năm đó được sửa sang đàng hoàng, cao đẹp. Các cụ cũng biết đâu rằng, đúng 70 năm sau, năm 2013, khu mộ của cụ Thủ Khoa được đầu tư xây mới quy mô Khu tưởng niệm, xứng đáng với tiếng tăm và công đức của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa. Ấy cũng là nghĩa cử cao đẹp của người Cần Thơ hôm nay với tiền nhân.

Trở lại nói một chút về bác sĩ Lê Văn Ngôn, còn được biết đến là một nhà văn với bút danh Bảo Hương. Ông quê Bến Tre, lúc ở Cần Thơ là Hội trưởng Hội Khuyến học Cần Thơ, ông có nhiều hoạt động thiết thực, tiêu biểu nhất là cuộc lạc quyên kể trên và có mở cuộc thi văn chương. Nhà văn Phi Vân đã đoạt giải này với tác phẩm “Đồng quê”. Ngoài ra, ông còn chủ trương xuất bản một tập san Xuân Tây Đô có giá trị về sử học, văn học. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, đáng kể là “Nợ vu sơn” và “Bịnh ho lao”. Chi tiết rất hay là tên của bác sĩ Lê Văn Ngôn được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào Ngân hàng Tên đường trên địa bàn tỉnh tại Quyết định 1493/QĐ-UBND ngày 16-7-2015.

Trong tờ “Nam Kỳ Tuần Báo”, “Đại Việt Tập Chí” còn có nhiều bài viết giới thiệu về tiểu sử Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, giới thiệu và bình thơ, cho thấy tầm vóc của cụ.

***

Chuyện từ “Nam Kỳ Tuần Báo” và “Đại Việt Tập Chí” mới ngẫm rằng, báo chí từ xưa đến nay vẫn vậy, không chỉ cung cấp thông tin cho độc giả hằng ngày, hằng giờ mà năm tháng trôi qua, những tờ báo xưa cũ lại trở thành tư liệu đặc biệt, giá trị để người đời sau có thể hiểu hơn về thế hệ đi trước.l

Tài liệu tham khảo:

- “Nam kỳ khảo lược”, Trần Thành Trung sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXB Thuận Hóa, 2019;

- Một số tư liệu báo chí xưa.

Bài, ảnh: Ðăng Huỳnh

Chia sẻ bài viết