Tỉnh Vĩnh Long
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Long Hồ dinh, đơn vị hành chính đầu tiên cũng là thủ phủ của tỉnh được hình thành từ năm 1732. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Vĩnh Long cũng đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi. Năm 1732 đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi thành Hoằng Trấn dinh; 1780 1805: Vĩnh Trấn; Từ 1806 1832: Trấn Vĩnh Thanh; 1832 1950: tỉnh Vĩnh Long; 1951 1954: tỉnh Vĩnh Trà; 1954 1975: tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1976 tháng 5-1992: tỉnh Cửu Long; Từ 5 5 - 1992 đến nay là tỉnh Vĩnh Long.
Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đọan 1957 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre. Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; từ năm 1951 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1971 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1957 1974, các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long. Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; từ năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long II.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: -Địa hình: Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Phân cấp địa hình của tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau: Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha.Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha. Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha.Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha. Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm) -Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC. Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng diện tích tự nhiên 147.519 ha Tổng số huyện, thị, thành: 8, gồm: thị xã Vĩnh Long; các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm; Tam Bình; Bình Minh; Trà Ôn; Bình Tân. IV DÂN SỐ TRUNG BÌNH (Đvt: nghìn người): -Năm 2001:1023,4 trong đó, nam: 496,6; nữ: 526,8; thành thị :155,0; nông thôn:868,4 -Năm 2002:1033,4 trong đó, nam: 501,5; nữ: 531.9; thành thị:158,9; nông thôn: 874,5 -Năm 2003:1036,1 trong đó, nam 502,5; nữ: 533.6; thành thị:153,1; nông thôn:883,0 -Năm 2004:1044,9 trong đó, nam: 508,0; nữ: 536.9; thành thị:155,1; nông thôn: 889,9 -Năm 2005:1053.3 trong đó, nam: 511,2 nữ: 542,1; thành thị:156,8; nông thôn:896,5 -Năm 2006:1.057 trong đó, nam 513,9 ; nữ 543,1; nông thôn: 899,0; thành thị 158,0. V. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA TỈNH VĨNH LONG: -Văn Thánh Miếu Vĩnh Long: thuộc phường 4, thị xã Vĩnh Long. Người chủ xướng xây dựng công trình này là cụ Phan Thanh Giản và cụ Đốc học Nguyễn Thông. Công trình Văn Thánh Miếu xây dựng hết hai năm (1864-1866). Văn Thánh Miếu được xây dựng trên nền đá xanh cao khoảng 90cm. Bàn thờ giữa của Văn Thánh Miếu thờ đức Khổng Tử và bốn vị cao đồ; ngoài ra còn có bàn thờ thờ thờ 12 vị cao đồ và thờ 72 vị là học trò giỏi của Khổng Tử . Nơi đây còn có tấm bia đá được dựng vào năm 1867, có khắc bài ký của cụ Phan Thanh Giản ở mặt trước và công đức của các vị đóng góp xây dựng công trình ở mặt sau. Cách đó khoảng 100 m là Văn Xương Các- nơi dùng để chứa sách, đọc sách và cũng là nơi dành cho các sĩ phu hội họp, học tập, đàm đạo văn chương thi phú. -Chùa Gò Xoài: tọa lạc tại ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hoá như bia đá, lá sima, tượng Phật Thích Ca là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chùa Gò Xoài còn là một cơ sở cách mạng của xã Tân Mỹ và chùa là một điển hình trong cuộc đấu tranh chống địch đóng đồn trong chùa, chống bắt lính. Ngày 27/7/2006 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. -Chùa cổ Long An: Chùa còn có tên Đồng Đế, tọa lạc tại ấp Mỹ Trung, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Diện tích khoảng 500m2. Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, khuôn viên chùa là căn cứ địa hoạt động, giao liên của lực lượng cách mạng huyện Trà Ôn. Các tu sĩ giữ chùa hoạt động hợp pháp đóng góp tiền của vật dụng, thuốc men... cho cách mạng. -Khu Tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng: Khởi công xây dựng ngày 02 tháng 10 năm 2000 và khánh thành ngày 11 tháng 06 năm 2004 nhân dịp 92 năm ngày sinh của Ông. Khu tưởng niệm được xây dựng tại ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ; tổng diện tích: 3,2 ha. -Di chỉ khảo cổ học thành mới: trải rộng trên địa bàn ấp Ruột Ngựa, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp và ấp Bình Thành, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm. Di chỉ Thành Mới đã được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ đầu thế kỉ XX, từ di tích Thành Mới có thể mở ra hướng đi mới cho việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo đồng bằng sông Cửu Long. - Khu Di tích cách mạng Cái Ngang: là vùng đất liên hoàn nhiều xã của huyện Tam Bình; là vùng căn cứ của Tỉnh ủy Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ... Ngày 1/ 8/2001, UBND tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trùng tu tôn tạo Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long”. Khu di tích cách mạng Cái Ngang có diện tích 5 ha. Sau khi trùng tu và tôn tạo, ngày 9/8/2003, khu di tích căn cứ kháng chiến Cái Ngang được khánh thành, đưa vào phục vụ khách tham quan -Nghĩa Trủng Miếu: còn gọi là miếu Âm Nhơn, tọa lạc tại tổ 9, ấp Phước Hanh B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ. Di tích gồm có 02 phần ngôi miếu và nghĩa trang là nơi thờ tự và chỗ yên nghỉ của hơn 2000 anh hùng tử sĩ vì nước quên thân. Ngày 20 tháng 12 năm 2000, Nghĩa Trủng miếu được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa. -Cây Đa Cửa Hữu: Trên gò đất cao nhất thị xã, tại giao lộ 19 tháng 8 và đường Hoàng Thái Hiếu có một cây đa cao lớn, cành lá sum suê, rợp mát. Đây chính là dấu vết duy nhất còn sót lại của Thành Vĩnh Long xưa; Năm 2000 di tích Cây đa Cửa Hữu được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. -Mộ nhà thơ Nhiêu Tâm: Nhà thơ Nhiêu Tâm tên thật là Đỗ Như Tâm, hiệu Như Tâm, Minh Tâm biệt hiệu là Minh Giám. Ông sinh năm 1840, sống ở làng Sơn Đông (nay thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) và mất năm 1911. Nhà thơ Nhiêu Tâm là nhà thơ trữ tình trào phúng nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ. Ông là tác giả của nhiều bài thơ, đoản văn, câu đối nổi tiếng. Sau này, nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn có tập hợp một số bài thơ của ông in thành tập thơ (chung với nhà thơ Học Lạc). Ngôi mộ của ông bằng đất nằm giữa ruộng lúa thuộc ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ. Ngày 20/12/ 2000, UBND tỉnh Vĩnh Long ra quyết định công nhận ngôi mộ nhà thơ Nhiêu Tâm là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hiện nay, ngôi mộ đã được trùng tu và làm đường dẫn đến ngôi mộ để khách thập phương đến viếng thuận tiện hơn. -Miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An: tọa lạc tại ấp Mỹ Phú I, xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình
Di tích miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An là nơi lưu dấu một thuở tiền nhân đổ bao mồ hôi, công sức, máu xương khai phá vùng đất mới phương Nam nói chung và vùng Vĩnh Long, Tam Bình nói riêng. Việc lập miếu thờ ông bà Phan Công An là biểu hiện đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống tốt đẹp này đang được giữ gìn phát huy. Ngày 20/12/2000, miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. -Đình Làng Thiện Mỹ: thuộc trung tâm thị trấn Trà Ôn. Đình làng Thiện Mỹ, một mặt khẳng định sự chinh phục thiên nhiên, lập nên làng, xóm ở cuộc đất ven sông này, mặt khác còn biểu hiện nhiệt tình, bàn tay khéo léo, trình độ nghệ thuật, tính cách văn hóa
của người xưa. Đình được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 2005. -Đình Long Hồ: tọa lạc tại khóm 4, phường 4, thị xã Vĩnh Long Đình Long Hồ được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Năm 1852 đình Long Hồ được vua Tự Đức sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Đình Long Hồ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2000 -Đình Bình Phụng: thuộc ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm. Đình được tạo lập vào năm 1920. Trong kháng chiến chống Pháp, Đình Bình Phụng là một trong những địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Năm 2002 Đình Bình Phụng được khởi công xây dựng lại hoàn toàn mới trên diện tích 3050m2. Ngày 17/4/2003, Đình Bình Phụng được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh. -Đình Bình Phước: được tạo lập vào năm Mậu Thìn (1808), tọa lạc tại ấp Phước Trinh A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân Bình Phước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc My, đình là trụ sở làm việc và là nơi bảo vệ cách mạng vững chắc như: Ủy ban nhân dân, Mặt trận Việt Minh, Thanh niên tiền phong, Ủy ban kháng chiến, Hội phụ nữ, Trạm y tế và tổ chức các buổi diễn thuyết về phong trào cách mạng. Hiện nay, đình Bình Phước nằm trong danh sách được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích lịch sử cách mạng -Đình Hậu Thạnh: toạ lạc tại ấp Tân Thạnh, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trong hai cuộc kháng chiến Đình Hậu Thạnh là cơ sở họat động cách mạng của xã Lục Sĩ Thành. Đình Hậu Thạnh được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2005. -Đình Kỳ Hà: toạ lạc tại ấp An Thạnh, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1852, đình được vua Tự Đức Sắc phong "Thành Hoàng Bổn Cảnh". Đình nằm giữa huyện lỵ Long Hồ và căn cứ rừng Dơi.. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình là nơi diễn ra nhiều cuộc họp của cán bộ cách mạng và nhân dân trong vùng. Đình Kỳ Hà được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh ngày 20 /12/ 2000 -Chùa Toà Sen: Chùa Toà Sen được xây dựng vào năm 1800 toạ lạc tại ấp Hoá Thành, xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích của chùa là 17.780 m2. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, chùa Toà Sen là cơ sở cách mạng có vị trí hết sức quan trọng của xã Đông Thành, Bình Minh, của Vĩnh Long và có lúc là của khu Tây Nam bộ. Chùa Tòa Sen được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh ngày 8/4/2004. -Đình Hoà Ninh: Tọa lạc tại Ngã Ba Đình thuộc ấp Hòa Thuận, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đình thần Hòa Ninh xưa được xây dựng vào năm Kỷ Dậu 1849. Kiến trúc đình theo kiểu đình làng Nam Bộ truyền thống. Đến năm Tự Đức ngũ niên (1852) đình Hòa Ninh được sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh”. Ngôi đình ngày nay được trùng kiến trên nền đình cũ ngày xưa. Hiện nay, đình Hoà Ninh là một trong những di tích cấp tỉnh nằm trong khu du lịch sinh thái của tỉnh Vĩnh Long, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
-Chùa Bồ Đề: tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh. Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề. Lãnh đạo phong trào cách mạng ở khu vực này phát triển
-Chùa Long Khánh: tọa lạc tại số 28 đường 8 3 khu vực 4 khóm B phường 5 thị xã Vĩnh Long. Chùa được tạo lập từ giữa thế kỷ thứ XIX. Chùa là cơ sở hoạt động an toàn của cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ sau này. Chùa Long Khánh được công nhận di tích lịch sử cách mạng ngày 17 tháng 04 năm 2003. -Chùa Hạnh Phúc Tăng (SANGHAMANGALA): tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm. Theo các nhà sư và một số tín đồ cao niên kể lại, thì chùa này có niên đại cao nhất so với các chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh Vĩnh Long Trà Vinh. Ngôi chùa đầu tiên dựng bằng cây lá đơn sơ vào thế kỷ XIII. Chùa có khuôn viên rộng 3 ha. Ngôi chùa không rộng lắm, kiến trúc tương đối mới nhưng rất cổ xưa nếu xét về phương diện lịch sử . -Minh Hương Hội Quán: Hiện nay, di tích Minh Hương Hội Quán rộng lớn vẫn tồn tại trên nền xưa ở phường 5, thị xã Vĩnh Long. Trong di tích lưu giữ nhiều hiện vật quí. Bên cạnh những hiện vật tín ngưỡng lưu truyền nhiều đời, nhiều hiện vật liên quan tới các nhân vật lịch sử gốc Minh Hương. -Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang: xã Tân Long Hội, huyện Cái Nhum (nay thuộc huyện Mang Thít). Ngay từ năm 1931, bên cạnh việc hành đạo, các chức sắc và các tín đồ Ngọc Sơn Quang còn có những hoạt động cách mạng bí mật. Tháng 8/1945 các đoàn thể ở Ngọc Sơn Quang cùng nhân dân vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp là điểm tựa vững chắc của cách mạng. Nhiều đơn vị bộ đội, cán bộ lãnh đạo của Vũng Liêm, Mang Thít bám trụ nơi đây chỉ đạo phong trào của địa phương. Năm 1954, chi bộ Đảng của Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang ra đời chỉ đạo các hoạt động cách mạng của thánh Tịnh. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước nhiều hoạt động đấu tranh với địch diễn ra dưới nhiều hình thức. Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (ngày 31/8/1998). -Miếu Công Thần Vĩnh Long: hiện nay ở tại phường 5, thị xã Vĩnh Long. Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998. -Đình Tân Hòa: thuộc huyện Vĩnh Bình, Phủ Định Viễn, nay ở tại ấp Tân Hưng, xã Tân Hòa, thị xã Vĩnh Long. Đình Tân Hòa nằm bên bờ sông Tiền, ngó mặt ra vàm rạch Cái Đôi nên dân thường gọi là đình Cái Đôi. Đình Tân Hòa được xây cất sau khi việc khai phá cơ bản hoàn thành. Đình Tân Hoa là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật minh chứng cho một giai đoạn lịch sử khá dài. Đình Tân Hòa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. -Lăng ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn: Ông Nguyễn Văn Tồn là người Khmer, quê làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông tên thật là Thạch Duồng.. Công đức lớn của ông là giúp dân vùng Trà Ôn,Trà Vinh, Măng Thít khai khẩn đất hoang, thành lập xóm làng. Năm 1819, ông được Thoại Ngọc Hầu phân công đốc thúc dân phu đào kênh Vĩnh Tế. Do lao tâm, lao lực, ông bị bệnh mất đầu năm Canh Thìn (1820). Ong được người dân địa phương xem là một vị thần linh bảo hộ ,là một vị Tiền hiền. Lăng ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử văn Hóa cấp quốc gia. -Thất Phủ Miếu: Thất Phủ hội quán (Vĩnh An Cung) ở địa chỉ Khu A, phường 5, thị xã Vĩnh Long ngày nay. Đây là công trình kiến trúc của nhóm thợ tài hoa gồm mười người từ Phúc Kiến sang xây dựng (từ năm 1892 đến 1909) Diện tích xây dựng khoảng 800 m2, xung quanh được bao kín bởi những vách gạch kiên cố. Thất Phủ miếu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa. -Chùa Phước Hậu: xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình (ngang thị trấn Trà Ôn ngày nay) đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử cách mạng ngày 25 tháng 01 năm 1994. -Chùa Tiên Châu: thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình huyện Long Hồ, cách thị xã Vĩnh Long khoảng một cây số nhưng phải qua sông Cổ Chiên). Tên chính thức của chùa Tiên Châu là Di Đà Tự (Tiên Châu Di Đà Tự). Chùa Tiên Châu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1994. -Đình Long Thanh: hiện nay ở Khóm B, phường 5, thị xã Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận là Di tích cấp quốc gia ngày 25/3/ 1991. V THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI : -Năm 2001: Diện tích mía: 0,6 nghìn ha; Sản lượng mía: 44,2 nghìn tấn; Diện tích lúa: 216,3 nghìn ha; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3113,4 tỷ đồng; đàn heo: 256,9 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5372 nghìn con; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:1,3 nghìn ha; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:164,1 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tỷ đồng: 859,0. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 23,3 triệu lượt người; Khối lượng hàng hoá vận chuyển của vận tải địa phương: 2369,6 nghìn tấn; bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3037,0 tỷ đồng; Số hợp tác xã: 10; Số trang trại: 155; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm:32587. -Năm 2002: Diện tích lúa: 209,8 nghìn ha; Sản lượng lúa: 963,3 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 210,9 nghìn ha; Đàn bò: 17,5 nghìn con; Đàn trâu: 0,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5647 nghìn con; diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,4 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 20836 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 9290 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 179,4 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3344,0 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2435,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 24,3 triệu lượt người; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 :1023.5 tỷ đồng; Số trang trại:157; Số hợp tác xã:10; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 41695; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 368 trường. -Năm 2003; Diện tích lúa: 207,0 nghìn ha ; Sản lượng lúa: 936,4 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 207,9 nghìn ha; Đàn bò: 24,8 nghìn con; Đàn trâu: 0,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5834 nghìn con; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:1,5 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 26065 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 8901 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 206,7 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3927,8 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2512,0 Nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 25,7 triệu lượt người; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:1115,0 tỷ đồng; Số trang trại:159; Số hợp tác xã:18; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 53828; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:367 trường. -Năm 2004: Diện tích lúa:208,1 nghìn ha; Sản lượng lúa: 963,6 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 208,9 nghìn ha; Đàn bò:35,3 nghìn con; Đàn trâu: 0,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5952 nghìn con; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 30996 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 8389 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 239,9 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 4767,8 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2696,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 27.8 triệu lượt người; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:1308,5 tỷ đồng; Số trang trại: 345; Số hợp tác xã:12; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 68531; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 366 trường - Năm 2005: Diện tích lúa: 203,1 nghìn ha; Sản lượng lúa: 973,0 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 203,9 nghìn ha; Đàn bò: 45,3 nghìn con; Đàn trâu: 0,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 4607 nghìn con; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,8 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 37.174 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 8.161 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 282,7 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 1559,1 Tỷ đồng; Số trang trại:371; số hợp tác xã:14; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 79955; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:367 trường. -Năm 2006*: Diện tích lúa:196,5 nghìn ha; Sản lượng lúa: 936,8 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt:197,4 nghìn ha; Đàn bò: 63,2 nghìn con; Đàn trâu: 0,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2544 nghìn con; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 2,0 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 49.130 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 8035 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 366,4 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 6881,2 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:1883,6 tỷ đồng; Số trang trại: 361; Số hợp tác xã: 8. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 89904; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:367 trường -Năm 2007: Sản lượng lúa cả năm ước đạt 811 nghìn tấn, diện tích gieo trồng màu 27.284 ha.Sản lượng 455 ngàn tấn. Thời điểm 01/8/2007, số lượng heo: 304.202 con, trâu bò 65.351 con. Đàn gia cầm: 2.894.868 con. Nuôi trồng thủy sản: 2.272 ha. Sản lượng thủy sản trên 97 ngàn tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 89 ngàn tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994): 3.148 tỷ đồng. Hàng hoá vận chuyển cả năm đạt 3,5 triệu tấn, vận chuyển 33,98 triệu lượt hành khách. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 8.679,5 tỉ đồng. Mạng bưu chính toàn tỉnh hiện có 307 điểm phục vụ, trong đó có 25 bưu cục, 89 bưu điện văn hoá xã. Điện thoại cố định mở rộng đến 100% các xã, phường, thị trấn, tổng số máy điện thoại cố định: 114.215 máy, bình quân 10,8 máy/100 người dân. Tổng lượng khách lưu trú du lịch cả năm 2007 ước đạt 451,62 ngàn người. Cả tỉnh hiện có 99 chợ, trong đó: 1 chợ loại 1; 15 chợ loại 2; 73 chợ loại 3 và 5 siêu thị. Toàn tỉnh có 58 hợp tác xã. Đến cuối tháng 10/2007 tổng số doanh nghiệp: 1.771 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 3.564,16 tỷ đồng. 97/107 xã, phường có bác sĩ phục vụ đạt 90,65%. Toàn tỉnh hiện có 64/96 Trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 80% dân số được dùng nước sạch; Ước cả năm giải quyết việc làm cho 27.780 lao động
Trong năm số lao động được đào tạo là 16.121 người. VI. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.KHU CÔNG NGHIỆP HOÀ PHÚ (quy hoạch phát triển đến năm 2010): nằm dọc Quốc lộ 1A, trên trục đường chính đi Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh phía Nam sông Hậu, cách thị xã Vĩnh Long 10km, thị Trấn Cái Vồn (sau này là thị xã Bình Minh) 18km, Cảng Vĩnh Long 12km, Cầu Cần Thơ 21km và TP Hồ Chí Minh 140km có tổng diện tích khoảng 250ha, trong đó giai đoạn I là 121 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp có ô nhiễm, ít gây tiếng ồn, không khí nhưng không ô nhiễm nguồn nước như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại, công nghiệp dệt may mặc, công nghệ lắp ráp điện, điện tử, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. 2.TỔNG QUAN VỀ TUYẾN CÔNG NGHIỆP CỔ CHIÊN: Nằm hai bên tỉnh lộ 902 cạnh bờ sông Cổ Chiên thuộc xã Thanh Đức, Mỹ An, Mỹ Phước, huyện Long Hồ và Mang Thít, cách thị xã Vĩnh Long 3km. Tổng diện tích: 249 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp có ô nhiễm, ít gây tiếng ồn, không khí nhưng không ô nhiễm nguồn nước như chế biến các loại súc sản, thuỷ hải sản, Sản xuất thuốc phòng bệnh chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, vật liệu xây dựng, gốm, sứ, kho bãi, dịch vụ, xi măng. Chế biến lương thực, thực phẩm
Cơ khí phục vụ nông nghiệp và một số ngành nghề chế biến sản xuất khác theo nhu cầu nhà đầu tư phù hợp với luật đầu tư ... VII CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 2010 A- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng 1.- Báo cáo dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt: Dự án xây dựng CSHT cụm CN Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm; Dự án xây dựng CSHT cụm công nghiệp Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm B- Danh mục dự án sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư: Dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị mới ở Mỹ Thuận; Dự án CSHT KCN Hòa Phú (GĐ2); Dự án xây dựng đường 2/9 nối dài; Dự án xây dựng đường bờ kênh; Dự án xây dựng đường vào khu du lịch Mỹ Hoà; Dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Tam Bình; Dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Trà Ôn; Dự án XD hạ tầng cụm công nghiệp Tân Bình; Dự án XD cụm CN Tân Quới. 2- Lĩnh vực nông nghiệp A.Báo cáo dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt: Dự án xây dựng kho lạnh để lưu trữ, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; Dự án xây dựng kinh tế trang trại nông nghiệp và dịch vụ ở cồn Thanh Bình Quới Thiện Vũng Liêm; Dự án xây dựng kinh tế trang trại nông nghiệp và dịch vụ ở cồn Vàm Lịch xã Chánh An Mang Thít B.Danh mục DA sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư: Dự án sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao các loại; Dự án xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái; Dự án sản xuất giống bò cao sản, heo siêu nạc chất lượng cao. 3- Lĩnh vực công nghiệp A. Báo cáo dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt Dự án XD nhà máy chế biến rau, củ, quả xuất khẩu; Xây dựng nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật cao; Xây dựng nhà máy sản xuất hoá chất phục vụ nông nghiệp; Xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em - Xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ thể dục thể thao; Xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và máy vi tính; Dự án XD nhà máy cơ khí tỉnh Vĩnh Long. B- Danh mục DA sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư: Dự án XD nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu; Dự án XD nhà máy sản xuất sản phẩm thuộc da. 4- Lĩnh vực Y tế - Giáo dục TDTT A Báo cáo dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt: Trường mầm non tư thục Vĩnh Long; Trường Mầm non tư thục Bình Minh; Tin học hóa các trường PTCS (10 điểm trường); Xây dựng nhà máy sản xuất đồdùng giảng dạy & học tập B. Danh mục DA sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư: Dự án XD Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên, lập trình viên quốc tế ; Trung tâm dịch vụ y tế kỹ thuật cao; Dự án XD Trường đào tạo bóng đa. 5- Lĩnh vực xây dựng Danh mục DA sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư : Dự án XD nhà máy SX vật liệu trang trí nội, ngoại thất; Dự án XD khu đô thị mới thị trấn Tam Bình; Dự án xây dựng khu hành chính mới và khu dân cư huyện Bình Minh; Dự án XD đường phố từ Trung tâm hành chính mới đến Trung tâm văn hóa TDTT; Dự án XD khu đô thị mới Đông Bình. 6- Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ: A.Báo cáo dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt: Dự án xây dựng chợ Cái Ngang; Dự án xây dựng trung tâm thương mại Mang Thít; Dự án xây dựng TTTM huyện Bình Minh. B.Danh mục dự án sẽ lập báo cáo kêu gọi đầu tư trong năm 2006: Dự án XD Trung tâm thương mại Phước Thọ; Dự án XD Trung tâm thông tin Hội chợ - Triển lãm và quảng cáo; Dự án XD Trung tâm thương mại huyện Trà Ôn; Dự án xây dựng chợ đầu mối kết hợp nhà máy chế biến xuất khẩu trái cây xuất khẩu; Dự án XD chợ và phố chợ Nhơn Phú; Dự án XD chợ và phố chợ Cầu Đôi; Dự án XD Trung tâm thương mại và khu phố chợ Thị trấn Tân Quới; Trung tâm thương mại Long Hồ; Dự án XD chợ & phố chợ Mỹ An. C. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư không cần lập báo cáo kêu gọi đầu tư (đã có quy hoạch chi tiết): Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Lục Sỹ Thành; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Quới Thiện; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Đồng Phú; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Mỹ Hoà; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái An Bình. CÁC NGÀNH NGHỀ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀO VĨNH LONG Sản xuất các giống lúa chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Trồng cây ăn quả với sản lượng lớn, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu như: bưởi, cam quít
đặc biệt là cây bưởi năm roi và cam sành là sản phẩm đặc thù của tỉnh. Chăn nuôi bò ( thịt và sữa), heo công nghiệp với qui trình tiên tiến. Lựa chọn giống tốt có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại trở lên. Khai thác tiềm năng về mặt nước (sông rạch, ao hồ, đồng ruộng) cho nuôi trồng các loại thuỷ sản: cá tra, ba sa, điêu hồng, tôm càng xanh
Chế biến nông sản, thực phẩm với công nghệ cao, sản phẩm có thể xuất sang các nước phát triển như: Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản
Chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước: chế biến gia súc, gia cầm; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, tinh dầu, chất béo từ thực vật; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; sản xuất nước uống đóng chai, đóng hộp từ hoa quả Dệt may, da giày, bao bì và lắp ráp. Sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất nước uống từ nguồn nước ngầm có tại địa phương. Công nghiệp hóa dược với kỹ thuật cao để trở thành trung tâm hóa dược hàng đầu khu vực Miền Tây. Các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống: chạm trổ; khảm trai; sơn mài; khắc đá; làm hàng mây, tre, trúc; dệt thảm, dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm, thêu ren; sản xuất đồ đồng mỹ nghệ. Sản xuất máy tính, công nghệ phần mềm. Sản xuất máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; máy chế biến thực phẩm; máy xây dựng; rô bốt công nghiệp; ô-tô các loại, phụ tùng ôtô; máy phát điện; thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại; đóng, sửa chữa tàu, thuyền; sản xuất thiết bị xử lý chất thải. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long; website Tổng cụcThống kê; website Bộ tài nguyên&môi trường, Luhanhviet.com; trang tin đđiện tử của uỷ ban dân tộc )
III. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HIỆN NAY:
(*) số liệu sơ bộ
Chia sẻ bài viết |
|
- Đặc sắc giải trí truyền hình Tết trên sóng VTV
- Khởi tranh Giải vô địch Lân Sư Rồng TP Cần Thơ mở rộng 2025
- Khi gian lận thi cử "nâng tầm"
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trước Tết
- Vui đón Tết!
- Phim Tết chiếu mạng 2025: Tiếng cười và gia đình
- Những tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ châu thổ Cửu Long
- Những bài học từ mùa xuân
- Rộn ràng Ngày hội tuổi thơ, mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Thần tích Táo Quân
- “Sóng 25” biểu diễn phục vụ khán giả trực tiếp
-
"Trong nhà ngoài ngõ: xóm trọ Thanh Xuân"
Những lát cắt cuộc sống hiện đại - “Tân binh” Thể Thiên chào sân âm nhạc đầy ấn tượng
- Trao Giải Mai Vàng năm 2024
- “Viết & Ðọc mùa mới 2025”
- “Tết ba miền”
- “Giọng hát thử loa” đưa người nghe vào cõi tình ca
- Kỷ niệm 50 năm Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo
- Ðầu năm nghe nhạc, nụ cười và tình yêu
- Ðường đua Oscar 2025 cạnh tranh quyết liệt