09/12/2018 - 18:07

Quyết sách phát triển “tam nông” 

Nghị quyết  số 26 NQ/TW ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Qua 10 năm triển khai thực hiện đã khẳng định đây là một Nghị quyết với các quan điểm và chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đã mang lại nhiều thắng lợi to lớn…

 Thu hoạch bắp lai tại một hộ dân ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Nhiều thành tựu 

Ngành nông nghiệp được tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu ngày càng tăng. Cơ cấu sản xuất được điều chỉnh, chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường. Trình độ canh tác và năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng lên, năm 2017 đạt 90,1 triệu đồng/ha đất trồng trọt. Một số nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.  So với năm 2008, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đã tăng 2,2 lần khi đạt 36,5 tỉ USD và khả năng năm 2018 đạt trên 40 tỉ USD. Giai đoạn 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh, đạt  hơn 6,48%/năm.

Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế hộ nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển hàng hóa, sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều trang trại với quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn. Nhiều hợp tác xã kiểu mới được hình thành và phát triển, hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến năm 2017, cả nước có hơn 34.048 trang trại, 11.688 hợp tác xã nông nghiệp. Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả tăng cao và phát triển nhiều hình thức liên kết đa dạng. Nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đầu tư vào nông nghiệp. Số doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 doanh nghiệp năm 2007 lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017, tăng 2,93 lần. Đến tháng 7-2018, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn đã chuyển đổi tích cực. Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới phát triển, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh. Đến năm 2017, có 99,4% xã trên địa bàn cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã, 97,8% số thôn, 99% hộ nông thôn có điện; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã, 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hóa. Có 88,5% dân số nông thôn bảo đảm được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng 3,49 lần, từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 còn 1,8 lần năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5%/năm, riêng các huyện nghèo giảm tới 4%/năm. Đến tháng 6-2018, cả nước có 3.069 xã (34,4%) và 43 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp tục có các giải pháp đồng bộ

Đạt được nhiu kết qu tích cc nhưng vic phát trin nông nghip, nông thôn và nâng cao đời sng nông dân vn còn đối mt vi nhiu khó khăn, thách thc, đòi hi Đảng và Nhà nước ta cn tiếp tc trin khai các quyết sách và gii pháp đồng b. Đặc bit, sn xut nông nghip ngày càng phi chu nhiu tác động tiêu cc do biến đổi khí hu, thiên tai và cnh tranh quc tế. Trong khi đó, thu nhp và đời sng ca phn ln cư dân nông thôn còn thp và chm ci thin do nhiu nguyên nhân. C th như: đầu tư cho nông nghip còn hn chế; các cơ s h tng ti nhiu vùng nông nghip và nông thôn cũng chưa đáp ng yêu cu phát trin; din tích đất canh tác bình quân trên nông h ít; nông dân còn khó tiếp cn vn và khoa hc công ngh mi

Đến hết năm 2017, lao động nông nghip vn còn chiếm t l cao, vi 40,2% trong tng s lao động xã hi. Năng sut lao động trong khu vc kinh tế nông thôn mi bng 41,57% năng sut lao động bình quân c nước. Thu nhp bình quân ca nông dân ch bng 78% bình quân chung c nước. Nhiu năm tăng trưởng nông nghip thp hơn mc tiêu 3,5-4% như Ngh quyết đề ra.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn kiến nghị, các cấp thẩm quyền cần sớm thể chế hóa, cụ thể hóa các Nghị quyết để đổi mới mạnh hơn nữa cơ chế, chính sách về tích tụ, tập trung ruộng đất, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao. Bởi tích tụ ruộng đất mới có cơ hội cho hợp tác xã, cho doanh nghiệp, có cơ hội cho khoa học công nghệ và cho nguồn lực tín dụng phát triển. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp đồng bộ để đảm bảo các vấn đề về môi trường, nước sạch nông thôn và phát triển bền vững. Phát triển nông thôn mới, nông nghiệp phải gắn với phát triển đô thị, không chỉ gắn kết về hạ tầng, sản xuất mà cả về đời sống tinh thần.

Rất nhiều năm rồi, nhiều nông dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước và xem chuyện xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp là chuyện của chính quyền. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn rất cần phải phát huy vai trò chủ thể của nông dân và tính tự lực tự cường, tự chịu trách nhiệm trong đời sống hằng ngày trong xóm, trong làng, cũng như trong thay đổi tư duy hoạt động sản xuất. Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, nông nghiệp Việt Nam còn vướng 2 “điểm liệt” là chất lượng còn kém, chi phí lại cao. Vấn đề này không thể giải quyết trong từng đơn vị kinh tế hộ mà phải dựa vào kinh tế hợp tác. Nông dân phải vào kinh tế hợp tác, hợp tác xã để các chuyên gia hướng dẫn những quy trình sản xuất tốt, an toàn.  Kinh tế hợp tác, hợp tác xã là một “cứu cánh” trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp mà nông dân phải làm sao tự nguyện, phải hiểu bản chất và đích thân người dân lựa chọn cho mình một con đường để mình đi, không để Nhà nước phải giải cứu nông sản này, nông sản nọ hoài. Chính phủ cần có Nghị định riêng cho hợp tác xã nông nghiệp so với các hợp tác xã còn lại để hợp tác xã nông nghiệp với triết lý mua chung, bán chung, hoạt động chung, kích hoạt được kinh tế hộ trong từng ngành hàng phát triển...

Bài, ảnh: Khánh Trung

 

Chia sẻ bài viết