23/12/2016 - 21:07

Gốm Nam bộ xưa ở Cần Thơ

Ba dòng gốm đặc trưng Nam bộ

- Gốm Cây Mai: Tên gọi bắt nguồn từ địa danh Cây Mai (nay là góc đường Hùng Vương- Nguyễn Thị Nhỏ, TP Hồ Chí Minh), thời xưa có nhiều lò gốm hoạt động. Các sản phẩm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX là gốm men nhiều màu như trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng...

- Gốm Biên Hòa: Ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, kỹ thuật chế tác bắt nguồn từ gốm bản địa và tiếp thu kỹ thuật làm gốm của người Hoa ở Nam bộ và các nước phương Tây. Gốm Biên Hòa thiên về trang trí hoa văn dày đặc, bao quanh sản phẩm bằng phương pháp vẽ nét chìm hoặc lấy nét chìm kết hợp với trổ thủng để tạo hoa văn, sau đó tô men.

- Gốm Lái Thiêu: Ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX, sản xuất đồ gốm gia dụng phục vụ nhu cầu của giới bình dân. Hoa văn trang trí trên gốm Lái Thiêu có nhiều dạng khác nhau, thường có đường nét to, thô nhưng không vì thế mà kém trau chuốt, sinh động. Gốm Lái Thiêu nổi tiếng hơn cả là các sản phẩm vẽ hình gà trống.

Chia sẻ bài viết