23/11/2015 - 21:29

Nhịp cầu dân cử

Đề nghị có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn để bình ổn giá và kiềm chế tăng giá các mặt hàng thiết yếu

Cử tri thành phố phản ánh giá xăng dầu tăng giá dẫn đến các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ tăng, nhưng khi giá xăng giảm thì giá các mặt hàng, dịch vụ không giảm hoặc giảm rất ít. Cử tri đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan tiếp tục quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn để bình ổn giá và kiềm chế tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Nội dung trả lời của Bộ Tài chính như sau:

1. Về giá xăng dầu: Thời gian qua, giá xăng dầu được quản lý, điều hành theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu với nguyên tắc cơ bản là "giá bán xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".

Theo đó, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới có sự biến động phức tạp, khó lường, liên Bộ Công thương - Tài chính đã điều hành giá xăng dầu một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường; đồng thời, sử dụng các công cụ tài chính như giảm thuế nhập khẩu nhằm hạn chế mức tăng giá khi cần thiết để bình ổn mặt bằng giá chung. Ngược lại, khi thị trường có xu hướng giảm, liên bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối rà soát để giảm giá bán trong nước cho phù hợp, kết hợp với khôi phục thuế nhập khẩu và điều chỉnh tăng mức Quỹ bình ổn giá tạo nguồn lực để bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao trở lại.

Trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu các doanh nghiệp rà soát giảm giá xăng dầu phù hợp diễn biến giá xăng dầu thế giới và với quy định hiện hành. Nhờ diễn biến giảm của giá xăng dầu đã khiến giá cước vận tải giảm, giá các hàng hóa dịch vụ khác trên thị trường cơ bản ổn định đã tác động tích cực, góp phần bình ổn mặt bằng giá chung.

(Xem tiếp kỳ sau)

Chia sẻ bài viết