08/07/2025 - 19:27

Chủ động bố trí ngân sách để chi hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 

Cử tri thành phố đề nghị cho các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương của địa phương để chi hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, để các địa phương có cơ sở thanh quyết toán. Bởi vì Nghị quyết số 34/2021/QH15 của Quốc hội chỉ đề cập đến việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi cho công tác phòng, chống dịch, chưa quy định về việc chi hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nội dung trả lời của Bộ Tài chính như sau:

Căn cứ tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, người lao động và nguồn lực của Trung ương và địa phương, Bộ Tài chính đã phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ) trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tại điểm đ, khoản 2, Mục I, Nghị quyết quy định: “Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này”.

Ngày 28-7-2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 23/202H/OH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; trong đó, tại khoản 1, Ðiều 4 quy định: “... Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép”. Tại khoản 2, Ðiều 2, Nghị quyết số 34/2021QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 quy định: "Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COVID-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022”.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, địa phương chỉ được phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2021 để chi phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021, 2022 sau khi địa phương đã sử dụng hết nguồn lực ngân sách địa phương và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ðối với kinh phí chi hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 phần ngân sách địa phương phải đảm bảo theo quy định, đề nghị thành phố chủ động bố trí trong cân đối ngân sách địa phương (kể cả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi) trong năm và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.

Chia sẻ bài viết