03/10/2011 - 09:14

CÀ MAU: Hiệu quả mô hình con tôm “ôm” cây đước

Con tôm ôm cây đước là mô hình sản xuất theo hình thức nuôi tôm kết hợp với trồng rừng đước (rừng ngập mặn) ở tỉnh Cà Mau một thời làm cho nhiều nhà nông vượt qua được hoàn cảnh đói nghèo, thậm chí vươn lên trở thành khá giả. Trên vùng đất thuộc huyện Ngọc Hiển, nay chia thành hai huyện Ngọc Hiển và Năm Căn nhà nhà đều nuôi tôm dưới chân rừng đước.

Vào thời điểm của năm 2000 chỉ riêng một huyện Ngọc Hiển đã có 20.000 ha đất nuôi tôm theo mô hình con tôm ôm cây đước. Ông Phan Thông Minh, một doanh nghiệp nay giàu có nhờ một thời nuôi tôm theo mô hình này cho biết lúc đó chính quyền chỉ cho phép huyện Ngọc Hiển nuôi tôm, vì đây là vùng nước mặn quanh năm. Sản lượng tôm rất nhiều, chỉ cần một đêm thu hoạch có thể mua được 100 cây vàng vào thời điểm đó.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân vừa nuôi tôm, vừa trồng rừng, nhưng sản xuất phải theo quy hoạch. Vùng nào trồng rừng có thể kết hợp với nuôi tôm, vùng nuôi tôm phải là nơi không có quy hoạch trồng rừng. Biện pháp này nhằm quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân nuôi tôm hiệu quả, bền vững.

TRẦN THÀNH NÊN (TTXVN)

Chia sẻ bài viết