20/07/2009 - 21:07

Vì sao Mặt trăng nhỏ lại “ăn” trọn Mặt trời?

Nhật thực toàn phần - xảy ra khi Mặt trăng di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời, làm che khuất hoàn toàn Mặt trời – thường xuất hiện theo chu kỳ 18 tháng hoặc hơn. Theo Viện Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, nhật thực toàn phần kéo dài hơn 7 phút chỉ xảy ra khoảng hơn 10 lần trong một thiên niên kỷ. Lần gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra vào ngày 30-6-1973.

Ảnh: ChinaDaily

Không ít người thắc mắc Mặt trời lớn hơn gấp 400 lần Mặt trăng sao lại bị Mặt trăng che khuất. Đó là vì Mặt trời cũng nằm xa Trái đất gấp 400 lần so với Mặt trăng. Chính vì tính đối xứng này, chiếc bóng hình nón của Chị Hằng phản chiếu đủ lớn một cách chính xác để che hết Mặt trời (ảnh).

Bất kỳ vị trí nào trên bề mặt Trái đất đều chứng kiến một lần nhật thực toàn phần trung bình sau mỗi 375 năm. Cho tới nay, kỳ nhật thực được quan sát nhiều nhất xảy ra vào ngày 11-8-1999, khi đó hiện tượng Thái Dương bị che khuất chạy dài từ Anh sang Tây Âu, Trung Đông và Ấn Độ. Lần nhật thực toàn phần mới đây nhất xảy ra vào ngày 1-8-2008. Kỳ nhật thực toàn phần kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 11-7-2010 nhưng chỉ quan sát được ở vùng Nam Thái Bình Dương.

Nhật thực toàn phần ngày mai là hiện tượng thiên thực thứ hai xảy ra trong vòng 1 tháng tính từ ngày 7-7. Sau đợt nguyệt thực vào ngày 7-7, ngày 6-8 tới sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực tương tự.

SONG NGỌC (Theo AFP, Wikipedia)

Chia sẻ bài viết