11/11/2020 - 16:07

Thủy mạch sơn lâm An Hảo 

Đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng biên thùy đất Tây Nam là bức tranh đặc hữu về hình dáng của người nông dân, gánh trên vai từng thùng nước to được lấy từ những con suối nhỏ ở lưng chừng dốc núi hay giếng nước khoan mang đi tưới cho đất nông nghiệp năng suất thấp quanh năm. Nhưng chính nơi đây nguồn nước ngầm dồi dào, âm thầm chảy...Trong quá trình thi công Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai giai đoạn I, những công nhân làm việc tại công trình gặp cơ duyên khi tình cờ khoan phải mạch nước ngầm ngay dưới chân núi...

Ông Lê Văn Khanh (thứ hai từ trái sang) - người khơi thông mạch ngầm Thất Sơn.

Ông Lê Văn Khanh (thứ hai từ trái sang) - người khơi thông mạch ngầm Thất Sơn.

Bay giờ là những tín hiệu tích cực mà Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai, kể từ lúc giai đoạn 1 đóng điện COD vào ngày 30-6-2019, đóng góp cho xã hội cho đến nay. Theo báo cáo từ Ban quản lý công trình, tính trung bình mỗi năm, Nhà máy đóng thuế vào ngân sách địa phương trên 130 tỉ đồng, góp vào lưới điện quốc gia trên 420 triệu kWh/năm, góp phần đảm bảo nguồn điện cho cả khu vực và giảm thiểu nguy cơ an ninh năng lượng của Việt Nam.

Nhận thấy được những dấu hiệu tích cực từ ý nghĩa “thiên thời, địa lợi” mà dòng thủy mạch sơn lâm này mang đến, ông Lê Văn Khanh - Chủ tịch Hội đồng Phát triển Du lịch Tập đoàn Sao Mai, chủ đầu tư của Nhà máy nước uống thiên nhiên An Hảo đã quyết tâm đưa nguồn nước đến với mọi người, để dòng chảy thiêng liêng ấy lan tỏa đến từng nhịp đập của hàng triệu triệu trái tim trên dải đất hình rồng. Đó cũng là những nhiệm vụ cao cả mà người hữu duyên - “kẻ được chọn” phải gánh trên vai mà thiên địa giao phó. Bằng việc khai thông dòng chảy của thủy mạch sơn lâm vùng Thất Sơn đến muôn nơi, đang dần hoàn thành sứ mệnh của chính mình.

Sẽ có thêm một điểm check-in mới trên đường

Sẽ có thêm một điểm check-in mới trên đường "du hí" và khám phá vùng biên giới Tri Tôn.

Lựa chọn đặt dây chuyền sản xuất nước uống thiên nhiên đóng chai theo công nghệ lọc Cartridge của hãng GE Power & Water, ông Khanh cho biết: “Vị trí nhà máy sản xuất nước uống phải đặt tại nơi mà dòng nước ngầm êm đềm chảy, nơi phải ngưng tụ và kết tinh khoáng chất để khi khai thác có thể lưu giữ được tối đa những vi chất có lợi trong nước. Nơi đây cũng là nơi hội tụ được những tinh khí của đất trời mà hiếm ở khu vực nào dưới chân núi có được”.

Việt Nam đi đến đâu cũng có nước. Thế nhưng nước uống thiên nhiên bao chứa các chất khoáng vi lượng mang âm hưởng của vùng Bảy Núi vô cùng huyền bí thì chỉ có ở nơi đã sản sinh ra nó mà thôi.

                                                                                                                                   TINO

Chia sẻ bài viết