 |
Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông phường Tân Hưng cùng nông dân thăm đồng. |
Thời gian qua, nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, quận Thốt Nốt đã chủ động tổ chức nông dân sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn” (CĐL). Nhờ đó, năng suất, sản lượng lúa duy trì ổn định, hạt gạo làm ra từng bước hoàn thiện về chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguồn giống lúa chất lượng phục vụ sản xuất tại chỗ. Thốt Nốt đang từng bước chuyển sản xuất lúa hàng hóa trong CĐL sang sản xuất lúa giống nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, toàn quận có 6.000ha đất canh tác lúa. Với hệ số quay vòng đất gần 2,5 lần, hằng năm sản lượng lúa thu hoạch hơn 90.000 tấn, năng suất bình quân khoảng 6 tấn/ha. Những năm qua, Thốt Nốt đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm định hướng sản xuất lúa theo hướng bền vững, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, giảm giá thành, từng bước cải thiện thu nhập cho người nông dân. Nhờ đó, hơn 90% nông dân có ý thức sử dụng giống cấp xác nhận và nguyên chủng trong quá trình canh tác. Các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản ngày càng được nông dân ưa chuộng và hiện chiếm 95% diện tích.
Năm 2011, UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND về việc triển khai CĐL trên địa bàn thành phố và Thốt Nốt mạnh dạn triển khai thí điểm 2 CĐL quy mô 100ha tại phường Trung Kiên và Thạnh Hòa trong vụ đông xuân 2011-2012. Mô hình này tiếp tục duy trì trong vụ hè thu 2012 và mở rộng ra 123ha trong vụ thu đông 2012. Ông Nguyễn Văn Dẫn, Trưởng phòng Kinh tế, quận Thốt Nốt, cho biết: “CĐL làm mối liên kết giữa nông dân-nông dân, nông dân-cán bộ kỹ thuật, nông dân-doanh nghiệp thêm bền chặt. Đây cũng là điều kiện để ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Qua thực tế sản xuất cho thấy, trên cùng 1ha đất sản xuất, nông dân trong CĐL tiết kiệm 30-50% lượng giống gieo sạ, giá thành sản xuất giảm 300-500 đồng/kg trong khi năng suất lúa tăng từ 0,25-0,38 tấn, lợi nhuận tăng 3,88-7,76 triệu đồng so với nông dân sản xuất ngoài mô hình”.
Tiếp bước những thành quả đạt được, vụ đông xuân 2012-2013, Thốt Nốt mở thêm 3 CĐL tại phường Thới Thuận, Trung Nhứt và Tân Hưng, nâng tổng diện tích CĐL toàn quận hơn 260,8ha. Để nông dân yên tâm sản xuất, quận quan tâm hỗ trợ “đầu vào” cho nông dân như: trợ giá 40% chi phí lúa giống sản xuất lúa giống nguyên chủng và xác nhận; cung ứng 100kg chế phẩm sinh học diệt chuột Biorat, 90kg chế phẩm sinh học Ometar phòng trừ rầy nâu... Ngoài ra, Công ty ADC hỗ trợ CĐL ở phường Trung Kiên về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các cơ sở kinh doanh lúa giống trên địa bàn quận bao tiêu sản phẩm “đầu ra”
Mô hình CĐL thể hiện những ưu điểm vượt trội, đặc biệt giải quyết rốt ráo bài toán “đầu vào”, “đầu ra” đã thực sự thuyết phục người nông dân. Ông Trần Văn Đào, nông dân khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, cho biết: “Nhờ ứng dụng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ sinh thái
số lần phun thuốc giảm đi đáng kể, tôi tiết kiệm được một khoản kha khá. Hơn nữa, vào CĐL không phải lo nơm nớp “đầu ra” như trước. Vụ hè thu này, Công ty TNHH Trung An đã cho nhân viên đến coi lúa, dọ giá và đảm bảo thu mua cao hơn thị trường”. Một số nông dân tiên tiến, có kinh nghiệm đã bắt tay vào sản xuất lúa giống để cung ứng cho sản xuất lúa trên địa bàn quận. Vụ đông xuân 2012-2013, 48,28ha CĐL ở phường Trung Kiên trồng lúa giống chất lượng cao, với 2 giống chủ lực: Jasmine 85 và OM 4218. Trong đó, giống siêu nguyên chủng là 29,9ha và nguyên chủng là 18,38ha. Cuối vụ, các cơ sở kinh doanh lúa giống Bá Khem, 5 Tổng, 2 Le
thu mua lúa giống tại ruộng cao hơn lúa hàng hóa 500 đồng/kg đối với lúa xác nhận và 1.000 đồng/kg lúa nguyên chủng.
Theo đánh giá của ngành chức năng Thốt Nốt, hiệu quả kinh tế từ mô hình là không thể phủ nhận. Song, trong điều kiện đất sản xuất manh mún, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng, liên kết sản xuất theo mô hình CĐL khó đạt được kết quả như mong muốn. Để phát huy ưu thế của kinh tế hợp tác thông qua mô hình CĐML, địa phương rất cần được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng các công trình mang tính bản lề như: hệ thống thủy lợi, kho bãi, lò sấy
Theo kế hoạch, năm 2013, Thốt Nốt tập trung gia cố, nạo vét các tuyến kênh thủy lợi kết hợp làm giao thông nội đồng tại CĐL ở phường Trung Kiên (1,2 tỉ đồng), Thạnh Hòa (570 triệu đồng) và Trung Nhứt (500 triệu đồng) và Thới Thuận (920 triệu đồng)
Vụ hè thu 2013, các CĐL trên địa bàn quận Thốt Nốt duy trì diện tích trên 198,5ha, gồm 202 hộ tham gia. Về định hướng phát triển mô hình CĐL trên địa bàn quận thời gian tới, bà Lê Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt, nhấn mạnh: “Do diện tích khá manh mún, Thốt Nốt không thể mở rộng CĐL ra vài trăm ha như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
Vì vậy, quận tiếp tục tổ chức nông dân trong CĐL làm quen với công tác nhân giống để tạo ra nguồn lúa giống chất lượng phục vụ sản xuất tại chỗ và cung ứng ra các địa phương lân cận. Quận đã chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với các phường thường xuyên mở hội thảo, tập huấn về sản xuất giống; phổ biến các văn bản pháp luật về sản xuất và kinh doanh giống lúa; tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm trong suốt quá trình triển khai mô hình
Thời gian tới, quận tiếp tục phát huy vai trò “chất kết dính” trong mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa nông dân-doanh nghiệp để nông dân tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập, đồng thời giúp doanh nghiệp hình thành vùng nguyên liệu chất lượng đồng nhất phục vụ xuất khẩu
”.
Bài, ảnh: MỸ THANH