28/07/2010 - 21:31

Vài nét về sao Thủy

Với bề mặt được cho rất giống Mặt trăng, sao Thủy được cấu tạo bởi 70% kim loại và 30% là chất silicate. Đặc biệt, sắt chiếm tỷ lệ cực lớn (42%) trong cấu tạo kim loại của Thủy tinh – tỷ lệ cao nhất trong các hành tinh của Hệ Mặt trời. Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên nào và có bầu khí quyển cực mỏng đến mức nó được xem là hành tinh không có không khí. Do sao Thủy bình thường bị ánh sáng chói của Mặt trời che khuất nên trừ khi có hiện tượng nhật thực, còn không chúng ta chỉ có thể nhìn thấy hành tinh này vào buổi sáng sớm hoặc chạng vạng tối.

Trước nay, các nhà khoa học nghiên cứu sao Thủy chủ yếu qua kính thiên văn nhưng kết quả thu được chẳng là bao. Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất (cho đến nay) đưa tàu thăm dò lên Thủy tinh. Năm 1973, Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) phóng tàu Mariner 10 lên hành tinh này. Trong 2 năm hoạt động trên quỹ đạo sao Thủy, Mariner 10 đã chụp được 45% bề mặt của Thủy tinh. Đầu năm 2008, NASA đưa tàu Messenger lên chụp tiếp 30% bề mặt của sao Thủy. Tháng 9 năm ngoái, con tàu này đã trở lại Thủy tinh và dự kiến nó sẽ lên trở lại vào năm 2011 để chụp nốt bề mặt còn lại của sao Thủy.

M.N (Theo Wikipedia)

Chia sẻ bài viết