30/07/2009 - 21:17

Trị táo bón theo y học cổ truyền

* Bác sĩ VŨ ĐÌNH QUỲNH
(Bệnh viện Y học cổ truyền TP Cần Thơ)

Mạch môn.
Ảnh: V.Đ.Quỳnh

Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân được chẩn đoán táo bón khi đi tiêu 4 ngày một lần hoặc 2 lần trong tuần, trọng lượng phân ít (ít hơn hoặc bằng 100g), chất phân khô cứng, từng lọn. Theo y học cổ truyền có nhiều cách chữa trị táo bón cho trẻ em và người lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách trị bệnh táo bón kéo dài ở người lớn.

Y học cổ truyền chia táo bón thành 4 thể bệnh để điều trị như sau:

1. Táo bón do địa tạng âm hư, huyết nhiệt hoặc do sau khi mắc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm

- Triệu chứng: Táo bón lâu ngày kèm theo các triệu chứng như họng khô, lở loét miệng, khát nước, dễ cáu gắt; lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

- Bài thuốc: có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

* Bài 1: Ma tử nhân hoàn:

- Cách dùng:

+ Thuốc hoàn: Các vị thuốc nêu trên tán thành bột mịn, uống ngày 10-20g, chia làm 2-3 lần.

- Thuốc sắc: ngày dùng 1 thang, mỗi thang đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

* Bài 2:

- Cách dùng:

+ Thuốc hoàn: Các vị thuốc nêu trên tán thành bột mịn thêm mật ong lượng vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 10g, uống 1 viên/ 2 lần/ ngày.

+ Thuốc sắc: Ngày dùng một thang, mỗi thang đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Tăng thêm rau, củ trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ hạn chế táo bón.
Ảnh: B.Ng

2. Táo bón do huyết hư: thường gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi sanh...

- Triệu chứng: Táo bón kéo dài kèm theo các triệu chứng của thiếu máu, như: sắc mặt nhợt nhạt, môi, lưỡi nhợt, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, tay chân tê, mạch tế nhược.

- Bài thuốc: Tứ vật thang gia vị: 15g thụ địa, 10g xuyên khung, 10g đương quy, 10g bạch thược, 15g mè đen, 10g bá tử nhân, 15g đại táo.

- Cách dùng: ngày dùng 1 thang, mỗi thang đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.

3. Táo bón do khí hư: thường gặp ở người già, phụ nữ sanh nhiều lần.

- Triệu chứng: táo bón kéo dài kèm theo các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi, tay chân mềm nhão, làm việc mau mệt mỏi, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhược.

- Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia vị: 15g hoàng kỳ, 15g đảng sâm, 10g bạch truật, 10g đương quy, 10g trần bì, 10g sài hồ, 15g thăng ma, 10g bá tử nhân, 10g mè đen, 10g cam thảo, 10g nhục thung dung.

- Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang như trên.

4. Táo bón do khí trệ: thường xảy ra ở những người hay ngồi lâu hoặc do viêm đại tràng mạn tính gây ra.

- Triệu chứng: táo bón kéo dài kèm theo triệu chứng của khí trệ như: người bệnh thường có triệu chứng đau bụng lúc có lúc không, vị trí đau thường không cố định, bụng đầy trướng nhưng khi thở dài sẽ bớt, mạch tế sáp.

- Bài thuốc: 15g đảng sâm, 10g bạch truật, 20g ý dĩ, 10g chỉ xác, 10g hậu phác, 15g ô dước, 15g mè đen, 10g chút chit, 5g lá muồng trâu.

- Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.

Để trị chứng táo bón một cách hữu hiệu, theo kinh nghiệm điều trị, trước khi dùng thuốc nên khám bệnh bằng các phương tiện chẩn đoán hiện đại (siêu âm, nội soi...) để loại trừ một số bệnh do tổn thương thực thể, khối u hoặc polip đại tràng. Nếu như do các nguyên nhân này dẫn đến táo bón, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác. Mặt khác, hằng ngày, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thêm rau và trái cây trong khẩu phần ăn, thường xuyên tập thể dục, luyện thở hoặc thư giãn... sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Điều tối kỵ là không nên tự dùng một số vị thuốc có tính tẩy sổ mạnh như muồng trâu, khiên ngưu... bởi rất nguy hiểm, có thể gây mất nước và tân dịch. 

Chia sẻ bài viết