I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH TRÀ VINH
Vùng đất nay là tỉnh Trà Vinh được hình thành do kết quả của quá trình biển thoái và quá trình bồi tụ phù sa lâu dài của các nhánh sông. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nơi đây là những cánh rừng hoang vu nê địa, dân cư thưa thớt. Mãi đến giữa thế kỷ XVIII (1757), khi công cuộc khai hoang lập ấp của các thế hệ lưu dân người Việt, người Khmer, người Hoa đã tương đối ổn định, các chúa Nguyễn mới thiết lập thành lập đơn vị hành chính đầu tiên trên mảnh đất này mang tên phủ Lạc Hóa, trực thuộc Long Hồ Dinh. Phủ Lạc Hóa bao gồm hai huyện là Trà Vang (sau đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi.
|
|
Sau khi đánh chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hóa. Huyện Trà Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) thành hạt tham biện Bắc Trang. Sau đó, hạt tham biện Trà Vinh và hạt tham biện Bắc Trang nhập lại thành hạt tham biện Trà Vinh, rồi hạt tham biện lại được đổi thành tiểu khu hành chánh. Đến năm 1900, tỉnh Trà Vinh chính thức ra đời. Tỉnh lỵ đặt tại làng Long Đức, nay là nội ô thị xã Trà Vinh. Ban đầu, tỉnh Trà Vinh có các huyện Càng Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc Trang. Đến năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc để thành lập huyện Cầu Ngang và thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc Trang và một phần huyện Càng Long. Năm 1940, đổi huyện Bắc Trang thành huyện Trà Cú. Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó lại nhập về Trà Vinh. Cũng năm 1948, chính quyền kháng chiến thành lập thị xã Trà Vinh như một đơn vị hành chính cấp huyện.
Năm 1951, thành lập huyện Duyên Hải. Giai đoạn 1951 1954, chính quyền kháng chiến sáp nhập. hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà
Giai đoạn 1956 1958, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Tam Cần, bao gồm các huyện dọc sông Hậu, trong đó có huyện Cầu Kè và Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh. Giai đoạn 1956 1975, chính quyền Sài Gòn đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình. Sau ngày thống nhất đất nước, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại kỳ họp thứ nhất, ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Tháng 12/1991, Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ 10, lại ra Nghị quyết chia tách tỉnh Cửu Long. Tỉnh Trà Vinh được tái lập và ổn định địa giới hành chính cho đến ngày nay.
II..VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Vị trí địa lý giới hạn từ: 9o3146đến 10o045” Vĩ độ Bắc và 105o5716” đến 106o3604” Kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên; Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với sông Hậu; Phía Nam, Đông - Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
-Địa hình: Mang tính chất vùng đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Cao trình phổ biến của tỉnh là từ 0,4 - 1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên.
-Sông rạch: Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên ra còn hệ thống kênh rạch trong đồng. Các hệ thống trục chính bao gồm:Rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng, rạch Thâu Râu, rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh Láng Sắc (Nguyễn Văn Pho). Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống Nhất .
- Chế độ thủy văn: Chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua 2 sông lớn và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn với chiều dài xâm nhập của nước mặn (4g/lít) 30 km từ biển vào. Có thể phân ra làm 6 vùng ảnh hưởng mặn: Vùng mặn thường xuyên (mặn 4 quanh năm): chiếm 17,7% diện tích nông nghiệp; Vùng mặn 5 - 6 tháng: 25,8%; Vùng mặn 4 tháng: 13,9%; Vùng mặn 3 tháng:16,6%; Vùng mặn 2 tháng 1,8%; Vùng mặn 2 tháng bất thường: 15,1%.
-Tổng diện tích tự nhiên: 222.515,03 ha. (Theo số liệu thống kê đất đai năm 2003).Trong đó: Đất nông nghiệp:180.004,31 ha; Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha; Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha; Đất ở nông thôn: 2.805,66 ha; Đất ở đô thị: 445,70 ha; Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha
IV.DÂN SỐ TRUNG BÌNH (Đvt: nghìn người):
-Năm 2001: 989,0 trong đó, nam: 493,1; nữ: 495,9; thành thị:133,4; nông thôn: 855,6.
-Năm 2002:1002,3 trong đó, nam: 499,7; nữ: 502,6; thành thị:137,3; nông thôn: 865,0.
- Năm 2003:1002,6 trong đó, nam: 500,0; nữ: 502,6; thành thị:139,4; nông thôn: 863,2.
-Năm 2004: 1015,5 trong đó, nam: 494,3; nữ: 521,2; thành thị: 145,7; nông thôn: 869,8.
-Năm 2005:1027,5 trong đó, nam: 498.0; nữ: 529,5; thành thị:147,1; nông thôn: 880,4.
Năm 2006: 1.036,8; nông thôn: 887; thành thị: 149,8 trong đó, nam: 504,7; nữ : 532,1.
V. TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:
a.Tiềm năng du lịch:
-Bãi biển Ba Động: Cách thị xã Trà Vinh khoảng 55km, Theo qui hoạch, có diện tích khoảng 250 ha với nhiều phân khu chức năng. Năm 2004 ngành du lịch Trà Vinh tiếp tục quy hoạch phát triển khu du lịch mới tại vùng tiếp giáp khu du lịch Ba Động đến Cồn Nhàn thuộc ấp Mù U, xã Đông Hải với diện tích 160 ha. Nhiều công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động như cầu Long Toàn, kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim, hương lộ 81, tỉnh lộ 913, lưới điện trung, hạ thế
-Cồn nghêu: Cách bờ biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi ca nô. Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, còn khi thủy triều lên, toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển. Gọi là Cồn Nghêu vì ở đây được mệnh danh là "mỏ nghêu" của Trà Vinh. Ngành du lịch Trà Vinh đã đưa Cồn Nghêu vào qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh và đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này.
-Ao Bà Om: thuộc xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7km về hướng Tây Nam. Ao Bà Om còn gọi là ao Vuông vì có hình vuông khá chuẩn, mỗi cạnh áng chừng 200m. Ao Bà Om là một thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1994, Ao Bà Om được công nhận là một di tích, danh thắng cấp quốc gia.
-Chùa Nodol (còn gọi là Chùa Cò, Chùa Giồng Lớn): Cách thị xã Trà Vinh khoảng 40km về phía Nam thuộc ấp Giống Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú. Ngôi chùa mang nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Khmer. Khuôn viên chùa rộng khoảng 3ha đã trở thành nơi cư trú của họ hàng nhà chim. Trong đó, chiếm phần lớn là họ nhà cò. Đứng trên tháp cao du khách có thể quan sát toàn cảnh sinh hoạt của đàn cò. Ngành du lịch Trà Vinh đang lập dự án qui hoạch phát triển du lịch tại khu vực này.
-Chùa Hang: thuộc huyện Châu Thành. Đây là ngôi chùa cổ Khmer, cách trung tâm thị xã 5 km về hướng nam. Chùa có tên là Mông Rầy (Kamponynixrdle). Nhưng người dân quen gọi là Chùa Hang vì cổng chùa được kiến trúc giống 1 cái hang. Chùa toạ lạc trên mảnh đất rộng 10 ha, có rất nhiều cây cổ thụ cao (sao, dầu) thu hút nhiều loài chim (đông nhất là cò) hội tụ về đây làm tăng thêm phần đặc sắc cho cảnh quan nơi này.
-Chùa Âng: thuộc phường 8, thị xã Trà Vinh; Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4ha, là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa Âng đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá của quốc gia.
-Đền thờ Bác Hồ: toạ lạc ở huyện Long Đức hàng năm ở đây diễn ra lễ giỗ Bác vào ngày 2 tháng 9. Lễ giỗ thu hút hàng ngàn bà con từ khắp nơi về đây tham dự.
- Lễ Chôl Chhnam Thmây: lễ đón năm mới vào giữa tháng 4 dương lịch của người Khmer ở Trà Vinh. Ngoài việc thể hiện niềm tin nơi cửa Phật, trong những ngày này còn có lễ cầu siêu cho vong linh người quá cố. Ngoài ra, đồng bào Khmer còn có lễ hội lớn như: Dolta (lễ cúng ông bà), dâng Y, dâng Bông.
-Lễ hội Ok -Om Bok: Đây là lễ cúng trăng (như Tết Trung thu) được tổ chức hàng năm vào ngày trăng tròn 15/12 (lịch Khmer), tương ứng với 15/10 âm lịch Việt Nam. Lễ hội diễn ra cả tuần lễ, lễ chính được tổ chức tại Ao Bà Om, ngoài việc cúng trăng trong lễ hội còn tổ chức nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian tại các chùa trong tỉnh như: thả lồng đèn gió, lồng đèn nước, đấu võ, kéo co, múa lâm-thol, văn nghệ, trang phục, đua ghe ngo trên sông Long Bình - thị xã Trà Vinh thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa trong và ngoài tỉnh đến tham quan
-Vu Lan thắng hội: là lễ hội truyền thống có gần 100 năm nay diễn ra từ ngày 25- 28/ 7 âm lịch tại Vạn Niên Phong Cung, thuộc khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè. Trong những ngày này, nhiều nghi lễ được tiến hành trang trọng, độc đáo như. Đây là lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt, Hoa, Khmer. Hàng năm lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn người tham dự.
-Lễ hội Nghinh Ông (cúng biển): diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 5 âm lịch hàng năm tại Miếu Bà Chúa Xứ, biển Mỹ Long, huyện Cầu Ngang. Trong những ngày này nhiều nghi lễ được tiến hành trang trọng như: Lễ Nghinh Ông Nam Hải, lễ rước Bà Chúa Xứ, rước Cậu, Tế Thần Nông, Chánh Tế cùng nhiều trò chơi dân gian như nhảy bao, kéo co... lễ hội kết thúc với việc đưa tàu ra biển.
B. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHOÁNG SẢN
-Diện tích rừng và đất rừng: 24.000 ha trải dài 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Đôn Châu, Đôn Xuân huyện Trà Cú.Trong đó diện tích đất có rừng 13.080 ha, gồm rừng bần; rừng đước; rừng mặn; rừng bạch đàn; dừa nước; rừng chà là; rừng nghèo kiệt 6.784 ha
Thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn. Mật độ trung bình đạt 666/cá thể/ lít. Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá thể/ m3 (biến động từ 4.000-34.000 cá thể /m3). Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển Trà Vinh khá phong phú. Diện tích lưu vực tự nhiên: 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/ năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000-4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000-2.500 tấn. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông ), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn. Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64-249kg/ha (Cửa Định An); Tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300-11.000 tấn/ năm. Mỗi năm có thể khai thác 2.000-3.000 tấn mực; 35-49 tấn sò huyết; trữ lượng nghêu khoảng 168-210 tấn.
-Khoáng sản: Cát xây dựng: Phân bố thành giồng cao 3 - 3,5 m, có dạng gần vòng cung song song với bờ biển, dài 5 - 10 km, rộng 50 - 70 m. Cát sông: trữ lượng nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lắp trong xây dựng, có thể khai thác 30.000-50.000 m3/năm. Nước khoáng: Mỏ nước khoáng phân bổ ở địa bàn thị trấn Long Toàn huyện Duyên Hải, có thành phần Bicacbonat Natri khá cao, đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, với nhiệt độ 38,5oC và khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày.
VI THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,02% trong đó: khu vực I tăng 8,09%, khu vực II tăng 21,73%, khu vực III tăng 16,65% (giai đoạn 2001-2005).
-Năm 2001: Diện tích lúa: 240,4 nghìn ha; Sản lượng lúa: 902,3 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 243,2 nghìn ha; Đàn bò: 53,1 nghìn con; đàn trâu: 4,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3558 nghìn con; Đàn heo: 232,0 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,5 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 47,9 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 54,3 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 94.000 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 28532 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 32,3 nghìn tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 1018,7 tỷ đồng; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 253 chiếc; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 713,4 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:1785,0 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 955,9 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 10,6 triệu lượt người; Số hợp tác xã: 22; Số trang trại: 757; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 28929 thuê bao.
-Năm 2002: Diện tích lúa: 235,8 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1005,9 nghìn tấn; Đàn bò:71,6 nghìn con; đàn trâu: 4,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3754 nghìn con; Đàn heo: 282,5 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 47,8 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 25,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 102.981 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 65.357 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 37624 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 15,0 nghìn tấn; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 263; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 771,6 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 2781,0 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 1022,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 11,3 triệu lượt người; Số hợp tác xã:38 Số trang trại:786; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm :36310 thuê bao; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:308.
-Năm 2003: Diện tích lúa: 236,2 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1045,6 nghìn tấn; Đàn bò: 80,8 nghìn con; đàn trâu :3,7 nghìn con; Số lượng gia cầm: 4080 nghìn con; Đàn heo: 307,8 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 53,1 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 30,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 112.020 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 63.896 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 48124 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 14,1 nghìn tấn; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 285; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 1156,5 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 2879,6 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương:1050,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 9,7 triệu lượt người; Số trang trại: 1641; Số hợp tác xã: 33; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9:321; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 51129 thuê bao.
-Năm 2004: Diện tích lúa 235,6 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1033,9 nghìn tấn; Đàn bò: 98,1 nghìn con; đàn trâu: 2,9 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3458 nghìn con; Đàn heo:349,6 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 53,9 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 32,5 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 132.444 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 68.255 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 64.189 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 8,8 nghìn tấn; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 283; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994;1295,7 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:3599,7 tỷ đồng; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 1260,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 11,1 triệu lượt người; Số hợp tác xã: 40; Số trang trại: 2546; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 329; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 59.904 thuê bao.
-Năm 2005: Diện tích lúa: 232,4 nghìn ha; Sản lượng lúa:1028,8 nghìn tấn; Đàn bò:117,9 nghìn con; đàn trâu: 2,8 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2431 nghìn con; Đàn heo: 370,5 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,4 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 54,3 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 38,7 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 139.376 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 65.477 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 73.900 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 10,4 nghìn tấn; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 258; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 1534,8 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:4781,1 tỷ đồng; Số trang trại: 2584; Số hợp tác xã: 29; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 328; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 95549 thuê bao.
-Năm 2006(*) : Diện tích lúa: 228,2 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1009,8 nghìn tấn; Đàn bò:141,8 nghìn con; đàn trâu :2,5 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2991 nghìn con; Đàn heo:351,5 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 54,6 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 55,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản:138.074 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 57005 tấn; Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 81.069 tấn; Sản lượng cá biển khai thác: 9,5 nghìn tấn; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 246; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 1702,0 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 4989,3 tỷ đồng; Số hợp tác xã: 22; Số trang trại: 2601; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 132620 thuê bao; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/92006:332
-Năm 2007 Tổng diện tích cây trồng ước đạt 274.056 ha; Diện tích lúa gieo trồng cả năm 223.991 ha; Sản lượng đạt 929.867 tấn; Diện tích Cây ăn trái: 18.924 ha; Tổng đàn heo: 380.933 con, đàn bò145.402 con, đàn trâu: 2.406 con, đàn dê: 15.930 con, đàn gia cầm: 3,371 triệu con. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 64,5 tỷ đồng; Sản lượng khai thác và nuôi thủy hải sản: 149.128 tấn; Ước giá trị sản xuất Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: 2.441,3 tỷ đồng; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, ước thực hiện 5.500 tỷ đồng. Kinh doanh du lịch, doanh thu ước 32 tỷ đồng; Vận chuyển 8 triệu tấn hàng hóa và 12 triệu lượt hành khách; Toàn tỉnh có 132 HTX (có 02 Liên hiệp HTX). Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện: 92%. Cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước: 111 với 1.580 giường bệnh; 96/102 xã, phường có bác sĩ, chiếm 94%. Hiện toàn tỉnh có 12 cơ sở dạy nghề. Số lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh đạt 21%.
VII . KHU CÔNG NGHIỆP LONG ĐỨC:
Thuộc địa bàn xã Long Đức, thị xã Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ 3km, nằm song song với sông Cổ Chiên và bên cạnh Cảng sông Long Đức. Có khả năng cập cảng các loại tàu tải trọng dưới 2.000 tấn; có tuyến đường nối với quốc lộ 53 ngang qua thị xã Trà Vinh. Diện tích: 100,6 ha; Giai đoạn I: 30 ha, đã đầu tư hạ tầng và cho thuê trên 70% diện tích; Giai đoạn II: 70,6 ha, đang triển khai đầu tư hạ tầng.
Ngành nghề, lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Chế biến thuỷ hải sản; Chế biến đa dạng các sản phẩm từ cây dừa; Chế biến các sản phẩm sau đường và phụ phẩm của đường; Chế biến thức ăn gia súc và thuỷ sản;Sản xuất các sản phẩm nhựa và composit; Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; Sản xuất các nguyên liệu trung gian cho ngành dược phẩm; Sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử; Lắp ráp ô-tô, xe máy; Các dự án khác, phù hợp với quy hoạch chung của khu công nghiệp.
VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ CỦA TỈNH TRÀ VINH
Xy dng hẩ tìng cum cưng nghip cìu quan; Xy dng hẩ tìng khu kinh t nh an; Xy dng khu ư th phđa ty vâ khu ư th phđa bỉc th xậ trâ vinh; Xy dng nhâ mấy sẫn xut dc phím; Xy dng nhâ mấy sẫn xut vt liu xy dng theo cưng ngh mi; xy dng nhâ mấy sẫn xut linh kin vâ lỉp rấp in t; d ấn xy dng nhâ mấy sẫn xut cấc sẫn phím nha vâ composite; Xy dng nhâ mấy ch bin nưng sẫn xut khíu; Xy dng nhâ mấy ch bin thc n nuưi trưìng thuy hẫi sẫn vâ gia suc; Xy dng nhâ mấy ch bin cấ tra, cấ ba sa xut khíu; Lơnh vc thung mẩi du lch -xy dng siu th; Khu du lch sinh thấi rng ngp mn biín ba ưng; Khu vn hoấ du lch Ao Bâ Om; khu du lch sinh thấi cu lao Long Tr.
LƠNH VC KHẤC : Xy dng nhâ mấy x ly cht thẫi rỉn; Xy dng nhâ mấy nc th xậ Trâ Vinh
(*): số liệu sơ bộ
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh; website Tổng cục Thống kê; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Luhanhviet.com;)