07/01/2008 - 17:27

Tỉnh Long An


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Phía Đông tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với Vương Quốc Campuchia, phía Tây: giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam: giáp tỉnh Tiền Giang, Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).

 

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

-Địa hình: Tỉnh có địa hình đơn giản, bằng phẳng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm.

-Đất đai: Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, có các nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa cổ: bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng; Nhóm đất phù sa ngọt: phân bổ chủ yếu ở các huyện, thị: Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa; nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ; nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây; nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ và bị nhiễm mặn trong mùa khô; Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa.

III. DÂN SỐ TRUNG BÌNH: (Đvt: nghìn người)

-Năm 2003:1392,3 trong đó, nam: 682.6; nữ: 709,7 thành thị: 233,2; nông thôn:1159.1

-Năm 2004: 1400,5 trong đó, nam: 688,6; nữ: 711,9 thành thị: 230,1; nông thôn: 1170,4

-Năm 2005: 1412,0 trong đó, nam 6930; nữ: 719.0 thành thị: 233,7; nông thôn: 1178,3

-Năm 2006(*):1423,1 trong đó, nam: 699,7; nữ: 723,4 thành thị: 235,5; nông thôn:1187,6

IV. TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

A. TIỀM NĂNG DU LỊCH:

*Danh mục di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia (tính đến tháng 3- 2007):

1. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh :

-Thị xã Tân An: Nhà Tổng Thận; nhà thuốc Minh Xuân Đường.

-Huyện Bến Lức: Khu vực rừng tràm Bà Vụ, xã Tân Hòa; khu vực xóm nghề, xã Thạnh Đức; nhà Long Hiệp, xã Long Hiệp; khu vực tượng đài Bến Lức thị trấn Bến Lức; đình Mương Trám xã Thạnh Lợi.

-Huyện Cần Đước: Mộ và đền Thờ Lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, xã Mỹ Lệ; đồn Rạch Cát, xã Long Hựu Đông; khu vực xóm Chùa, xã Tân Lân; khu vực ngã ba Tân Lân, xã Tân Lân; khu vực Nhà Dài, xã Tân Lân; khu vực ngã tư Tân Chánh, xã Tân Chánh; nền nhà Hội Phước Vân, xã Phước Vân; khu vực Xóm Trường xã Long Sơn.

-Huyện Cần Giuộc: Khu vực gò Bà Sáu Ngọc xã Phước Lâm; khu vực sân banh Cần Giuộc thị trấn Cần Giuộc; khu vực rạch Bà Kiểu, xã Phước Lại; khu vực gò Bà Sáu Thêm, xã Phước Vĩnh Tây; khu vực ngã Ba Mũi Tàu, xã Trường Bình; chùa Thới Bình, xã Phước Lại; khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình xã Tân Kim; miếu Bà Ngũ Hành, xã Long Thượng; đình Chánh Tân Kim, xã Tân Kim;

chùa Thạnh Hòa, xã Đông Thạnh.

-Huyện Đức Hòa: Chùa Linh Nguyên, xã Đức Hòa Hạ; đình Mỹ Hạnh, xã Mỹ Hạnh Bắc; khu vực Bót Cũ, xã Hòa Khánh Nam; đồn Đức Lập, xã Đức Lập; trung tâm huấn luyện biệt kích Đức Hòa, thị trấn Hiệp Hòa; khu vực Bàu Tràm, xã Mỹ Hạnh Bắc; mộ và miếu thờ Nguyễn Văn Quá, xã Mỹ Hạnh Bắc; giồng Cám, xã Đức Hòa Thượng; Vườn nhà Ông Bộ Thỏ, xã Đức Hòa Thượng.

-Huyện Đức Huệ: Khu vực Quéo Ba xã Mỹ Quý Tây; khu vực sân vận động Quéo Ba, xã Mỹ Quý Tây; khu vực bến phà Đức Huệ, thị trấn Đông Thành, khu hội Đồng Sầm, xã Bình Hòa Bắc; giồng Dinh, xã Mỹ Thạnh Tây; vàm Rạch Gốc, xã Mỹ Thạnh Đông; miếu ông Lê Công Trình, xã Mỹ Thạnh Đông.

-Huyện Châu Thành: Khu Vực Miễu Bà Cố, xã Phú Ngãi; Cù Tròn, xã Thanh Phú Long ; đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu; căn cứ phân khu ủy và BT L phân khu III, xã Thuận Mỹ; đình Vĩnh Bình (Đình Cháy), xã Vĩnh Công

-Huyện Mộc Hóa: vùng Bắc Chan xã Tuyên Thạnh; Đồn Ông Tờn xã Bình Hiệp; khu vực Gò Bắc Chiêng, thị trấn Mộc Hóa; Núi Đất, thị trấn Mộc Hóa

-Huyện Tân Hưng: Gò Gòn xã Hưng Thạnh, khu vực Kinh Nguyễn Văn Trỗi, xã Hưng Điền B.

-Huyện Vĩnh Hưng: gò Ông Lẹt, xã Vĩnh Thuận; sông Vàm Cỏ Tây, đoạn Tuyên Bình, xã Tuyên Bình Tây; Đồn Long Khốt, xã Thái Bình Trung; gò Chùa Nổi, xã Tuyên Bình.

-Huyện Tân Thạnh: Khu vực Kinh Bùi, xã Tân Ninh; đồng 41, xã Tân Hòa; Gò Giồng Dung, xã Hậu Thạnh Tây; khu vực kinh Dương Văn Dương.

-Huyện Tân Trụ: Đám lá tối trời, xã Nhựt Ninh ; miễu ong Bần Quỳ xã Nhựt Ninh; khu vực Chợ Mỹ Bình, xã Mỹ Bình.

-Huyện Thủ Thừa: Đình Phú Khương, xã Mỹ Phú

2. DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA

Phế tích kiến trúc Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước, xã Đức Hòa Hạ- huyện Đức Hòa; Rạch Núi: xã Đông Thạnh- huyện Cần Giuộc; Lăng Mộ và Đền Thờ Nguyễn Huỳnh Đức, xã Khánh Hậu- thị xã Tân An; Nhà trăm cột, xã Long Hựu Đông- Cần Đước; đình Vĩnh Phong, thị trấn Thủ Thừa; ngã tư Đức Hòa,thị trấn Đức Hòa- huyện Đức Hòa; ngã tư Rạch Kiến, xã Long Hòa- huyện Cần Đước; Vàm Nhựt Tảo, xã An Nhựt Tân -huyện Tân Trụ; chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc- huyện Cần Giuộc; Các địa điểm thuộc căn cứ Bình Thành, xã Bình Hòa Hưng- huyện Đức Huệ; Khu lưu niệm Nguyễn Thông, xã Phú Ngãi Trị- huyện Châu Thành; Chùa Phước Lâm xã Tân Lân- huyện Cần Đước; Nhà Võ Công Tồn, xã Long Hiệp- huyện Bến Lức; Gò Ô Chùa, xã Hưng Điền A-huyện Vĩnh Hưng

B. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:

-Than bùn: có ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn. Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.

V.THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI

-Năm 2001: Diện tích lúa: 440,9 nghìn ha; Sản lượng lúa:1626,2 nghìn tấn; Diện tích mía:16,5 nghìn ha; Sản lượng mía: 349,5 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3160,4 tỷ đồng. Đàn trâu: 11,6 nghìn con; Đàn bò: 25,6 nghìn con; Đàn heo: 212,1 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5916 nghìn con. Diện tích rừng trồng tập trung: 6,7 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 213,8 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 6,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 24416 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 296,9 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3610,0 tỷ đồng. Số trang trại: 2502; Số hợp tác xã: 3. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 41776.

-Năm 2002: Diện tích lúa: 433,3 nghìn ha; Sản lượng lúa:1738,6 nghìn tấn; Diện tích mía: 15,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 911,4 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3506,8 tỷ đồng. Đàn trâu: 10,7 nghìn con; Đàn bò:32,1 nghìn con; Đàn heo: 213,7 nghìn con. Số lượng gia cầm: 5959 nghìn con. Diện tích rừng trồng tập trung: 7,2 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 217,5 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 7,3 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 25539 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 320,7 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3950,0 tỷ đồng; Số trang trại: 2498; Số hợp tác xã: 5. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 52899. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 374.

-Năm 2003: Diện tích lúa: 424,1 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1772,8 nghìn tấn; Diện tích mía: 15,8 nghìn ha; Sản lượng mía: 962,9 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3622,2 tỷ đồng. Đàn trâu: 10,9 nghìn con; Đàn bò: 37,9 nghìn con; Đàn heo: 241,1 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5092 nghìn con. Diện tích rừng trồng tập trung: 7,5 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 222,1 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:10,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 26191 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 354,0 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 4341,5 tỷ đồng. Số trang trại: 7685; Số hợp tác xã: 4. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 84691. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 392.

-Năm 2004: Diện tích lúa: 433,4 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1902,7 nghìn tấn; Diện tích mía: 14,9 nghìn ha; Sản lượng mía: 916,4 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3733, 8 tỷ đồng. Đàn trâu: 11,4 nghìn con; Đàn bò: 49,1 nghìn con; Đàn heo: 280,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2117 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 5,6 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 235,7 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 12,4 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 29527 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 379,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 5195,8 tỷ đồng. Số trang trại: 7721. Số hợp tác xã: 6; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 105910. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 394

-Năm 2005: Diện tích lúa: 429,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1934,2 nghìn tấn; Diện tích mía: 14,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 933,8 nghìn tấn; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3901,7 tỷ đồng; Đàn trâu: 12,8 nghìn con; Đàn bò:72,8 nghìn con; Đàn heo: 335,3 nghìn con; Số lượng gia cầm:1917 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 1,4 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 239,5 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ :13,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 32248 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 485,6 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 6053,3 tỷ đồng; Số trang trại: 7691; Số hợp tác xã:10. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 161892. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9 : 401

-Năm 2006 (*): Diện tích lúa: 433,2 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1769,4 nghìn tấn; Diện tích mía: 14,9 nghìn ha; Sản lượng mía: 1000,0 nghìn tấn; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 3847,2 tỷ đồng. Đàn trâu: 11,9 nghìn con. Đàn bò: 91,1 nghìn con; Đàn heo: 410,2 nghìn con; Số lượng gia cầm:3830 nghìn con. Diện tích rừng hiện có: 61,7 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 243,0 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 12,5 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 37654 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 551,2 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 7102,3 tỷ đồng. Số trang trại: 2982. Số hợp tác xã: 6. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 174483. Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9 : 407.

VI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.Khu công nghiệp Đức Hòa 1: Diện tích: 274 ha. Địa điểm: xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường như chế biến nông thủy sản, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng.

2.Khu công nghiệp Xuyên Á: diện tích: 400 ha. Điạ điểm: xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa

-Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt nhuộm và công nghiệp giấy.

3.Khu công nghiệp Đức Hòa 3: diện tích: 2.300 ha. Điạ điểm: xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: Ngành công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp cơ khí: chế tạo thiết bị phụ tùng cho các ngành công nghiệp, chế tạo sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải, luyện kim, động lực và các thiết bị nâng chuyển, gia công kim loại... Ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin: sản xuất thiết bị tin học, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, lắp ráp điện tử... Ngành công nghiệp tiêu dùng: công nghiệp dệt, may, thêu, da giày, túi xách, công nghiệp nhuộm, công nghiệp nhựa, công nghiệp gốm sứ thủy tinh cao cấp, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy - hải sản, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, hương liệu, gỗ, giấy, bao bì carton… Ngành công nghiệp nhẹ khác như sản xuất trang thiết bị dùng cho dạy học hoặc dụng cụ thể thao, sản xuất vật liệu cao cấp, cao su, keo dán, Polyme... Các ngành công nghiệp khác sử dụng ít nước và ít gây ô nhiễm môi trường.

4.Khu công nghiệp Tân Đức: xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt nhuộm và công nghiệp giấy.

5.Khu công nghiệp Đức Hòa Đông: diện tích: 500 ha; xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: Ngành công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp cơ khí: chế tạo thiết bị phụ tùng cho các ngành công nghiệp, chế tạo sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải, luyện kim, động lực và các thiết bị nâng chuyển, gia công kim loại... Ngành công nghiệp tiêu dùng: công nghiệp dệt, may, thêu, da giày, túi xách, công nghiệp nhuộm, công nghiệp nhựa, công nghiệp gốm sứ thủy tinh cao cấp, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy - hải sản, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, hương liệu, gỗ, giấy, bao bì carton ...Ngành công nghiệp nhẹ khác như sản xuất trang thiết bị dùng cho dạy học hoặc dụng cụ thể thao, sản xuất vật liệu cao cấp, cao su, keo dán, polyme... Các ngành công nghiệp ít sử dụng nước.

6.Khu công nghiệp Thuận Đạo: thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức và xã Long Định, huyện Cần Đước. Diện tích: 313 ha.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.

7.Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2: xã Long Hiệp, huyện Bến Lức. Diện tích: 226 ha.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp ít khói thải, chế biến nông thủy sản, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, công nghiệp kỹ thuật cao.

8.Khu công nghiệp Nhựt Chánh: tọa lạc tại ấp 5, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức. Diện tích: 105,9728 ha.

-Ngành nghề thu hút đầu tư: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm như ngành chế biến nông sản, hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, gia súc, gia cầm. Ngành sản xuất đồ nhựa, đồ điện, nhôm gia dụng cao cấp, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như đồ dùng gia đình, xà phòng, mỹ phẩm, công nghệ phẩm, hàng may mặc, da, giả da, giày, giấy, đồ chơi trẻ em. Ngành sản xuất các loại dược liệu, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, các ngành hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp. Ngành sản xuất các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, khung, cấu kiện, tấm bao che, tấm lợp, xi măng, nghiền clinke. Ngành sản xuất các dụng cụ, chi tiết thiết bị thay thế, các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Các ngành lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh, lắp ráp các loại máy đặc chủng, máy cơ khí các loại. Kho hàng, bến bãi của KCN để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

9.Khu công nghiệp Thạnh Đức: xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức,

-Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; Công nghiệp may mặc, da, giả da, sản xuất thiết bị, gia công lắp ráp cơ khí, điện tử; Công nghiệp sản xuất sơn, giấy, cán thép, thủy tinh, sành sứ... Công nghiệp sản xuất vật tư xây dựng, đồ gỗ, công nghiệp nhựa gia dụng; Công nghiệp dược phẩm, hóa nông.

10.Khu công nghiệp Tân Bửu: xã Tân Bửu, huyện Bến Lức. Diện tích: 99,5 ha.

Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm như các ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.

11.Khu công nghiệp Long Hiệp: diện tích: 80 ha, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức.

- Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp ít khói thải thuộc công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp kỹ thuật cao.

12.Khu công nghiệp Tân Kim: xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc. Diện tích: 167,7ha.

Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp chế biến nông, hải sản. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và bánh kẹo. Công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị, chế tạo ô tô, xe máy, phương tiện vận tải và linh kiện, phụ tùng, dầu nhờn; Công nghiệp may mặc, da giày. Công nghiệp phục vụ nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí và thể dục thể thao. Công nghiệp chế bản, thiết kế mẫu, lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm máy tính. Kho tàng, bến bãi.

13.Khu công nghiệp Long Hậu: ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc. Diện tích: 141.85 ha.

Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm: chế biến rau quả, chế biến các sản phẩm từ sữa gia súc, gia cầm... Công nghiệp nhựa, nhôm gia dụng, sản xuất hàng công nghệ phẩm, dệt, may mặc, da, giả da, sản xuất giấy, bìa, bao bì, đồ chơi trẻ em. Công nghiệp cơ khí: chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các dụng cụ, chi tiết máy, thiết bị thay thế; lắp ráp các loại máy đặc chủng, nông ngư cơ, xe gắn máy. Công nghiệp điện tử: lắp ráp và chế tạo các sản phẩm điện tử. Công nghiệp vật liệu xây dựng: sản xuất các loại vật liệu xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông.

14.Khu công nghiệp Bắc Tân Tập: diện tích: 1.000 ha, giai đoạn 1 là 100 ha vị trí: xã Tân Tập và Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc.

-Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp tạo nguyên liệu, cần nhiều đất và có mức độ ô nhiễm trung bình, công nghiệp nặng và kho bãi.

15. Khu công nghiệp Nam Tân Tập: diện tích: 266 ha, vị trí: xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc

Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản kho đông lạnh, kho hàng khô, hàng may mặc, giày da, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử, công nghiệp nhựa, sản xuất thép, nhà máy đóng tàu,...

16.Khu công nghiệp Cầu Tràm: Diện tích: 84 ha: xã Long Trạch.

Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp ít ô nhiễm, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.

17. Khu công nghiệp An Nhựt Tân: Diện tích: 120 ha, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ.

Ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư: các ngành công nghiệp hỗn hợp cần nhiều diện tích, kho tàng bến bãi rộng, dùng ít nước sạch và có mức độ ô nhiễm trung bình.

18.Khu công nghiệp Tân Thành: Diện tích: 768 ha, giai đoạn 1 là 300 ha; xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa.

Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp hỗn hợp ít sử dụng nước và nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình.

VII. CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀO LONG AN

Dự án đường Hương Lộ 19 (Quốc lộ 50-Cảng Long An); Đường tắt Quốc lộ 50; Dự án xây dựng hệ thống cấp nước chung cho các khu, cụm công nghiệp và các dự án lớn; Nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy; Chế biến các loại bột, ngũ cốc, bột dinh dưỡng từ nguyên liệu gạo, củ, mì (sắn), ngô (bắp); Nhà máy trích ly dầu cám; Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may, da giày; Dự án sản xuất lúa thơm đặc sản; Dự án sản xuất thanh long xuất khẩu; Dự án đầu tư chế biến khoai mỡ; Dự án nhân giống gia cầm; Nhà máy sản xuất, lắp ráp phần cứng máy tính và linh kiện điện tử; Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập; Khu cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) Tho Mo (Đức Huệ); Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước; Bệnh viện Sản-Nhi; Trung tâm chẩn đoán y khoa; Trung tâm chấn thương chỉnh hình; Xây dựng, vận hành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao; khu CN ở Bến Lức, Đức Hòa; Dự án chuyển đổi trường THPT Bán công thị xã Tân An, Cần Giuộc, Tân Trụ, Thủ Thừa, Cần Đước, Châu Thành, Bến Lức. Xây dựng và phát triển nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh .


(* ) Số liệu sơ bộ

(website tỉnh Long An; website Tổng cục Thống kê)

Chia sẻ bài viết