Tỉnh Đồng Tháp
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh.
Có thể nói, vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh. Suốt thời Gia Long Minh Mạng, Sa Đéc phát triển mạnh mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả Campuchia. Sau khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lỵ. Đến Chính quyền Sài Gòn, cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền tỉnh Sa Đéc lập tỉnh Kiến Phong mới.
![]() |
|
Vùng Cao Lãnh, theo sử sách, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh (tỉnh Bình Định) vào khai hoang, hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú. Ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn ở phường II, thành phố Cao Lãnh. Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này thuộc quyền quản lý của khố trường Bả Canh. Từ năm 1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (Dinh Long Hồ). Năm 1836, trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ngày nay, có 8 thôn nhưng 3 thôn Mỹ Trà, Mỹ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang. Năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường. Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chính quyền Pháp chia các tỉnh thành các tham biện. Tháng 1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ gọi là tỉnh. Địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Đầu năm 1914,thành lập quận Cao Lãnh. Đến thời chính quyền Sài Gòn, tháng 10/1956 lập tỉnh Kiến Phong. Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ. Sau 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sáp nhập với Sa Đéc thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Sa Đéc được chọn là thị xã tỉnh lỵ. Năm 1989, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh và tỉnh lỵ Cao Lãnh trở thành thành phố vào năm 2006.
II.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Bắc và Tây Bắc: giáp Campuchia, đường biên giới 48,7 km; Nam và Đông Nam: giáp Vĩnh Long; Đông: giáp Tiền Giang và Long An; Tây: giáp An Giang và TP Cần Thơ.
III .ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
Diện tích tự nhiên 3.283 km2. Diện tích đất phù sa: 191.769 ha. Diện tích đất phèn: 84,382 ha. đất xám: 28.155 ha. Tập trung chủ yếu trên địa hình cao ở các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Hồng Ngự. Diện tích đất cát 120 ha.
Hệ thống sông ngòi: Hai nhánh sông chính Sông Tiền và Sông Hậu. Hệ thống cảng sông: Hai bến cảng bên bờ sông Tiền, vận chuyển hàng hóa thuận lợi với biển Đông và nước bạn Campuchia. Cửa khẩu:7 trong đó có 2 Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà.
IV ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:
Tổng số huyện thị thành: 11 gồm thành phố Cao lãnh; thị xã Sa Đéc, 09 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự,Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
V.TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:
a.Tiềm năng du lịch :
-Vườn quốc gia Tràm Chim: Diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim huyện Tam Nông. Năm 1999 được Chính phủ công nhận là “Vườn quốc gia Tràm Chim”. Hiện nay, nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn.
-Làng hoa kiểng Sa Đéc: thuộc địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, hiện nay lên đến 177 ha. Ngôi làng với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc.
-Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng: Thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh và sân chim rộng gần 40 ha.
-Xẻo Quýt: Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh. Ơ đây có hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
-Chợ chiếu đêm Định Yên: thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vo. Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng.
- Khu di tích Gò Tháp: nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ VH-TT công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại.
-Hội đình Định Yên: Đình Định Yên được xây dựng vào năm Canh Tuất (1909) tại ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò để ghi nhớ công ơn ông Phạm Văn An, người đầu tiên khai hoang lập ấp nơi đây. Hội cúng đình Định Yên hằng năm vào các ngày 16,17 tháng 4 và 15, 16 tháng 11 âm lịch.
-Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13-12-1977, thuộc nội ô của thị xã Cao Lãnh. Khu di tích rộng 3,6 ha, chia làm ba khu vực: Mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen.. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia vào ngày 09/04/1992.
-Văn Thánh Miếu: Xây dựng 1857 tại thôn Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường III thành phố Cao Lãnh) được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh.
-Công viên Chiến Thắng: thuộc địa bàn phường I, thị xã Sa Đéc. Diện tích 04 ha có thể đủ chỗ cho 15 đến 20 ngàn người dự lễ. Khu trung tâm là tượng đài Bác Hồ cao 13,5m, một trong những tượng đẹp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
-Rẫy Cụ Hồ: Là vùng đất nằm giữa ba làng Tân Phú Đông, Bình Tiên và Tân Qui Tây. Nơi đây tuy có qui mô nhỏ, địa bàn không rộng, dân không đông, lại nằm trong vòng vây của địch nhưng đã phục vụ đắc lực cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa bàn thị xã SaĐéc. Rẫy Cụ Hồ là căn cứ của nhân tâm, của lòng dân tin Đảng, tin vào chính nghĩa sẽ tất thắng nên nhân dân không sợ hy sinh gian khổ, quyết tâm kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc, xứng đáng được đưa vào danh mục các di tích lịch sử cách mạng của tỉnh để giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
-Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường: Toạ lạc Phường 2, thành phố Cao Lãnh. Một di tích lịch sử gắn liền với địa danh Cao Lãnh, đã ngự trị mãi mãi trong lòng nhân dân Đồng Tháp.
-Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng): Tọa lạc xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, là một trong những di tích lịch sử của tỉnh
-Bửu Lâm Tự (chùa Tổ): là ngôi chùa đựơc xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, toạ lạc tại ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Hàng năm chùa cúng thường lệ ba rằm lớn: tháng giêng, tháng bảy, tháng mười và một lần giỗ tổ vào rằm tháng hai. Ngôi chùa được công nhận di tích lịch sử văn hoá, cách mạng và danh thắng của Đồng Tháp
-Phước Hưng cổ tự (chùa Hương): tọa lạc tại trung tâm thị xã SaĐéc ngôi chùa được dựng cách nay hơn một thế kỷ để thờ Phật. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương.
-Chùa Bà: ngôi chùa Bà ở thị xã Sa Đéc có trên 100 năm nay vẫn còn nguyên vẹn. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ thiện. Hàng năm, Ban trị sự hội tổ chức lễ cúng long trọng và tôn nghiêm vào các ngày 23/3 và mùng 9/9 âm lịch.
-Cụm di tích lịch sử tại bảo tàng Đồng Tháp:Bảo tàng Đồng Tháp nằm trên địa bàn phường 4, thành phố Cao Lãnh, trong khuôn viên 10.000m2, Nơi đây mỗi ngôi nhà, mỗi thước đất, mỗi hàng cây đều mang dấu tích lịch sử cách mạng trong hai thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đồng Tháp. Năm 1978 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quyết định chọn nơi đây để xây dựng cơ quan Bảo tồn Bảo tàng tỉnh nhằm làm cho cụm di tích này trở thành nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
-Bia Tiền hiền làng Mỹ Trà: tọa lạc phường 2, thành phố Cao Lãnh tấm bia đá lộ thiên cao 1,65m, ngang 1,10m, dầy 0,53m là một di tích có giá trị về lịch sử - văn hóa. Sắp tới ngành Văn hóa thể thao và du lịch sẽ trùng tu, tôn tạo để phát huy tác dụng giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau và là nơi cho khách du lịch, tham quan tìm hiểu văn hóa ở thành phố Cao Lãnh
-Bia Tưởng niệm Bác Tôn Đức Thắng: Bên bờ rạch Đất Sét thuộc địa phận ấp An Thuận, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò. Tượng đài cao trên 5 mét mang dáng dấp của một cánh sen cách điệu, đài tưởng niệm dựng vào dịp sinh nhật 100 ngày sinh của Bác (20/8/1888 20/8/1988)
- Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung: Nằm phía hữu ngạn kinh Phú Hiệp, cách trung tâm huyện Tam Nông khoảng 12 km đường chim bay. Ngày nay thuộc nông trường Giồng Găng. Tỉnh đã xây dựng nơi đây cụm tượng đài chiến thắng ghi dấu trận thắng oai hùng năm xưa .
-Chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp: Xã Hòa An (nay là phường Hoà Thuận, thành phố Cao Lãnh) nằm ở ngoại ô, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn Nơi đây - tại vườn mù u, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập. Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cho xây dựng bia Hòa An, với biểu tượng lá cờ Đảng được cách điệu như một đóa sen nở xòe và như một cuốn sách ghi lại những trang sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Công trình khánh thành nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1995.
-Căn cứ đặc khu ủy Hậu Giang: thuộc xã Phong Hòa, huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Nơi Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) của xã Phong Hòa được thành lập, Phong trào Cách mạng nơi đây phát triển trở thành căn cứ của Đặc khu ủy Hậu Giang và của một số cơ quan tỉnh Cần Thơ, làm đầu mối qua lại sông Hậu giữa khu 8 và khu 9 trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nứơc
-Trụ sở Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và Sa Đéc Học Đường: (nay là số nhà 86/A đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thị xã Sa Đéc và số nhà 112/9 đến 113/4 đường Nguyễn Huệ, thị xã Sa Đéc), hai điểm di tích lịch sử cách mạng quan trọng này, được ghi vào sách sử ở Đồng Tháp, là niềm tự hào và là nơi giáo dục sống động về truyền thống cách mạng đối với nhân dân địa phương và thế hệ trẻ
-Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh: Nằm trong nội ô thành phố Cao Lãnh. Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp như một công viên. Ở đây, các cơ quan đoàn thể thường tổ chức các hoạt động: họp mặt truyền thống, kết nạp Đoàn viên, đội viên, sinh hoạt hè, những đôi tân hôn đến đây dâng hoa, thề nguyện .v. v.
-Hội đình Tân Phú Trung: đình Tân Phú Trung tọa lạc trên khuôn viên rộng 3.000 m2, ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu thành là một trong những ngôi đình cổ của Đồng Tháp, đình được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX và được vua Tự Đức phong sắc Thành Hoàng Bổn Cảnh vào ngày 16/04/1858 âm lịch. Hằng năm, hội cúng đình được tổ chức vào các ngày từ 10 đến 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) hoặc các ngày 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ).
-Lễ hội Gò Tháp: tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ.
-Chùa Kiến An Cung: còn gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa được khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) là công trình văn hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc Gia năm 1990.
-Đình Phong Mỹ: thuộc xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, là một công trình kiến trúc cổ diện tích gần 1.200m², tọa lạc trên khuôn viên rộng 3 mẫu. Đình Phong Mỹ được vua Tự Đức phong sắc vào năm 1864. Đình thờ thần Hoàng Bổn Cảnh và là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống. Hàng năm, đình thần tổ chức 2 lễ hội lớn là: lễ cúng Kỳ yên (Hạ điền) vào ngày 18, 19/4 âm lịch và lễ cúng Thượng điền, Lạp miếu ngày 19, 20/12 âm lịch. Đình Phong Mỹ được công nhận là di tích cấp tỉnh.
b.Tài nguyên- khoáng sản:
-Cát xây dựng: trữ lượng và chất lượng lớn nhất và tốt nhất so với các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ. Nằm dọc theo các doi, cồn cát, cù lao sông lớn.
-Sét gạch ngói: trữ lượng lớn, phủ rộng khắp địa bàn tỉnh.
-Than bùn: Trữ lượng khoảng 2 triệu m3. Phân bố ở các huyện: Tam Nông, Tháp Mười.
-Sét Kaolin: Phân bố ở các huyện phía Bắc của tỉnh.
-Rừng: Nhiều khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu di tích Gò Tháp tạo ra hệ sinh thái và động thực vật phong phú.
VI. DÂN SỐTRUNG BÌNH (Đvt: nghìn người)
-Năm 2001: 1592,6 trong đđó: nam: 781,1 ; nữ : 811,5. Thành thị: 236,8 ; nông thôn 1355,8.
-Năm 2002: 1607,8, trong đó: nam: 788,6; nữ: 819,2; Thành thị: 240,4; nông thôn: 1367,4
-Năm 2003:1626,1, trong đó, nam: 797,9; nữ: 828,2; Thành thị: 243,9 nông thôn 1382,2
-Năm 2004: 1639,4, trong đó nam: 800,1; nữ 839,3. Thành thị: 246,0; nông thôn: 1393,4
-Năm 2005: 1653,6 trong đó, nam: 805,7; nữ 847,9. Thành thị: 285,4; nông thôn 1368,2
-Năm 2006: 1667,8, trong đó, nam: 813,9; nữ: 853,9; Thành thị: 252,1; Nông thôn:1.415,7.
VII. THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI
1.Giai đoạn 2001-2005
-Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân tăng 9,93%/năm (giai đoạn 2001-2005). Giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm - thủy sản tính theo giá so sánh 1994 tăng bình quân 5 năm: 9,38%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 9,05%/năm; ngành lâm nghiệp tăng 4,7%/năm; ngành thủy sản tăng 13,13%/năm. Giá trị tăng thêm (GDP) ngành nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 5 năm 7,49%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tính theo giá so sánh 1994 tăng bình quân 5 năm 21%/năm. Giá trị tăng thêm (GDP) ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 5 năm 17,71%/năm.
Giá trị tăng thêm toàn ngành thương mại - dịch vụ bình quân 5 năm tăng 12,05%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn bình quân 5 năm tăng 15,8%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 573 triệu USD, bình quân tăng 14,97%/năm trong đó xuất khẩu thủy sản 5 năm đạt 159 triệu USD, bình quân tăng 33,83%/năm. Tổng doanh thu du lịch và khách sạn nhà hàng bình quân 5 năm tăng 18,28%/năm. Khối lượng luân chuyển hàng hóa bình quân 5 năm tăng 10,6%/năm; luân chuyển hành khách tăng 6,6%/năm. Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho trên 190.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết khoảng 38.000 lao động, trong đó có trên 4.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Năm 2001: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân tăng 6,99%.
- Năm 2002: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân tăng 9,04%, Sản lượng lúa 178,7 nghìn tấn; Diện tích lúa: 426,4 nghìn ha; Đàn bò: 9,5 nghìn con; Đàn trâu:1,5 nghìn con; Gia cầm:3.614 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,9 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 2,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 64.540 tấn. Sản lượng cá nuôi: 35350 tấn; Số hợp tác xã: 28.
-Năm 2003: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân 9,27%; Sản lượng lúa: 2214,9 nghìn tấn; Diện tích lúa: 436,4 nghìn ha; Đàn bò: 12,5 nghìn con; Đàn trâu:1,5 nghìn con; Gia cầm: 3.801 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,7 nghìn ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:2,6 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 64.403 tấn; Số hợp tác xã:105.
-Năm 2004: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân tăng:10,98%; Sản lượng lúa: 2420,9 nghìn tấn; Diện tích lúa: 453,0 nghìn ha; Đàn bò:19,4 nghìn con; Đàn trâu:1,4 nghìn con; Gia cầm: 3.086; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,7 nghìn ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:3,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 82.781 tấn; Số hợp tác xã:124
-Năm 2005: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân tăng 13,48%. Sản lượng lúa: 2606,5 nghìn tấn. Diện tích lúa: 467,7 nghìn ha; Đàn bò: 28,1 nghìn con; Đàn trâu:1,3 nghìn con. Gia cầm: 3100 nghìn con. Diện tích rừng trồng tập trung: 0,5 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:3,6 nghìn ha.Sản lượng thủy sản :133.622 tấn. Sản lượng cá nuôi: 114808 tấn. Số hợp tác xã: 140.
2. Năm 2006-2007
-Năm 2006(*): Diện tích lúa: 454,0 nghìn ha. Sản lượng lúa: 2407,0 nghìn tấn. Đàn bò: 33,1 nghìn con, đàn trâu: 1,7 nghìn con, gia cầm: 3679 nghìn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 4,1 nghìn ha. Sản lượng thủy sản:170.119 tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng: 154800 tấn.
Diện tích rừng hiện có: 10,9 nghìn ha. Diện tích rừng trồng tập trung 0, 2 nghìn ha. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 9128,2 tỷ đồng. Số hợp tác xã:132
-Năm 2007: Ước tính tốcđộ tăng GDP là 15,26%, trong đó khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng: 8,01% khu vực công nghiệp - xây dựng tăng: 31,04%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng: 19,97%. Tổng diện tích gieo trồng: 480.598 ha. Trong đó, diện tích lúa: 447.144 ha. Sản lượng 2,54 triệu tấn. Sản lượng thủy sản: 241.707tấn, trong đó, nuôi trồng 226.214 tấn; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 5.300 ha. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 12.230 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt: 287 triệu USD. Tổng doanh thu dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hóa ước đạt 344,59 tỷ đồng. Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã 64%,
VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ:
A.Dự án do các Sở, ngành tỉnh là chủ đầu tư:
-Nhà máy bảo quản, chế biến trái cây và nước ép trái cây; Nhà máy xử lý nước thải; Nhà máy rượu-bia-nước giải khát; Nhà máy sản xuất các loại dược phẩm mới bằng công nghệ sinh học; Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế chính xác; Nhà máy sản xuất nước hoa, mỹ phẩm; Nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật cao; Nhà máy sản xuất; phân hóa học hoặc hữu cơ tổng hợp; Nhà máy sản xuất thuốc thú y và bảo vệ thực vật; Nhà máy đóng tàu và sữa chữa tàu thủy; Nhà máy sản xuất máy móc cơ khí và phụ tùng, sản xuất máy nông nghiệp; cầu đường Thét đường ĐT847 bắc qua kênh Nguyễn Văn Tiếp; cầu bến đò Phương Trà, Ba sao bắc qua kênh Nguyễn văn Tiếp; Bến phà Mười Đẩu - Đường tắt Long Phú Thuận + cầu Cái Vừng+ Bến Phà Mười Đẩu+ Đường tắt Long Phú Thuận kết hợp tuyến dân cư+ cầu Cái Vừng; cầu Tràm Chim - tuyến ĐT845, bắc qua kênh Đồng Tiến; Cầu kênh Sa Đéc - Lấp Vò đường Vành Đai ĐT848; Dự án đầu tư vào khu du lịch Xẻo Quýt; Các dự án phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao theo hướng xã hội hóa: xây dựng trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao; Dự án đầu tư vào khu du lịch Gò Tháp (khai thác du lịch sinh thái, lễ hội); Dự án đầu tư xây dựng Tháp sen Gò Tháp. (Kết hợp kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại, ăn uống giải khát)
B. Dự án do UBND các huyện, thị, thành phố là chủ đầu tư:
-Khu dân cư Kinh Chợ (Kinh Thầy Cừ); Khu Trung tâm thương mại phường 11; Trung tâm Thương mại dịch vụ dọc sông Tiền; Khu vườn Phong Lan; Chợ khu dân cư Trần Quốc Toản; Chợ Khu dân cư Rạch Chanh; Khu vui chơi giải trí tổng hợp cầu Bắc Cao Lãnh; Dự án tuyến dân cư đường Trần Thị Nhượng; Khu dân cư khóm 3, phường 2 (B); Khu dân cư sau xí nghiệp thuốc lá; Khu Trung tâm Tài chính Thương mại TX Sa Đéc; Tuyến dân cư đường 848 nối dài; Dự án khu dân cư Tân Hòa giai đoạn 2; Khu nhà ở công nhân khu công nghiệp A; Chợ Phú Long (chợ loại 2); Dự án xây dựng chợ Hoa Kiểng Thị xã Sa Đéc; Dự án đầu tư khai thác chợ đầu mối thủy sản; Dự án đầu tư kinh doanh vào chợ đầu mối trái cây; Dự án Xây dựng chợ gia súc; Dự án đầu tư vào khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; Dự án Xây dựng Chợ đầu mối nông sản; Dự án Xây dựng chợ lúa gạo; Trung tâm thương mại Thị trấn Hồng Ngự; Dự án cửa hàng miễn thuế trong Khu KT cửa khẩu Thường Phước; Dự án kho ngoại quan (khu bảo thuế) trong Khu KT cửa khẩu Thường Phước; Dự án khu Thương mại Dịch vụ trong khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước; Dự án khu dân cư đường ra bến phà Thường Phước; Cụm công nghiệp-TTCN Phú Ninh; Khu du lịch sinh thái hồ rừng Phú Cường; Chợ Phú Thành A; Chợ Phú Thọ; Khu dân cư TT Thanh Bình; Cụm CN Tân Thạnh; Tuyến dân cư thị trấn Tân Thạnh; Chợ Phú Lợi; Chợ Tân Hòa; Chợ Thực Phẩm; Chợ Tân Thạnh; Chợ khu dân cư Tân Long; Chợ Tân Quới; Cầu ngang sông Sa Đéc gắn với khu dân cư chợ An Hiệp (Tân Nhuận Đông - An Hiệp); Bến phà Cái Đôi; Khu dân cư chợ Hang Mai -khu hành chánh; Khu dân cư chợ An Khánh; Khu dân cư chợ Bình Tiên; Cụm công nghiệp Mương Khai-Đốc Phú Hiền-Kênh Tầm Vu; Khu dân cư đô thị thị trấn Cái Tàu Hạ; Khu nhà phố, chợ An Phú Thuận; Mở rộng chợ Phú Hựu; Mặt đường gắn tuyến dân cư 3, quy hoạch chi tiết, lập Dự án, diện tích 3 ha; Khu dân cư Thị trấn Cái Tàu Hạ - An Nhơn; Khu dân cư mở rộng xã Tân Phước; Đầu tư Khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà; Cụm Công Nghiệp Dịch vụ Thương mại Trường Xuân; Khu dân cư đông Thị trấn Mỹ An; Tuyến đô thị N2 Gò Tháp; Khu dân cư trung tâm xã Trường Xuân
C. Dự án do các doanh nghiệp trong tỉnh là chủ đầu tư
-Tổng Kho Xăng Dầu Phước Khánh; Khu Du lịch Ba Láng; Khách sạn Tân Tây Đô; Hạ tầng Cụm công nghiệp Cần Lố; Nhà máy chiết xuất dược liệu; Nhà máy Nonbetalactam (dạng bào chế: thuốc chích, thuốc bột, kem mỡ); Nhà máy Cefalosporin; Phân xưởng ép dầu, ép trái cây; Hạ tầng Cụm công nghiệp Phong Mỹ; Nhà máy thức ăn gia súc thủy sản; Khu nuôi trồng dược liệu và du lịch sinh thái; Bệnh Viện Đông Tây Y; Đầu tư xây dựng nhà máy bánh phồng tôm; Xưởng Bêtông Thương Phẩm; Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp A1 mở rộng; Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tân Thành; Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Phong Hòa; Khu dân cư Mỹ Phú
IX DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ:
1.Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng phát triển mạng lưới điện, xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng gió, khí sinh vật. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá: cầu, đường bộ, bến cảng, bến xe. Xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch, xây dựng hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xây dựng công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Cải tạo và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc.
2 Phát triển vận tải công cộng.
3.Thành lập cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề công nhân; bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh.
4.Dự án đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao
5 Đầu tư xây dựng khu thương mại, siêu thị, các loại nhà ở phục vụ nhu cầu của nhân dân
6.Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, đặc biệt là chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
7.Ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu hiện có trong nước: Công nghệ thông tin: tạo ra các sản phẩm phần mềm máy tính dùng trong các lĩnh vực của nền kinh tế; Công nghệ sinh học được ứng dụng trong theo qui mô công nghiệp trong việc sản xuất: giống cây, giống con, thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng, thức ăn cho người, vật nuôi, kích dục tố sinh sản, phân bón sinh học đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuận tiên tiến
8. Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hoá ngành, nghề, sản phẩm: Đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, lắp đặt thêm máy móc vào dân chuyền sản xuất hiện có; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư cải thiện sinh thái và môi trường; vệ sinh đô thị. Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị. Đầu tư đa dạng hoá ngành, nghề, sản phẩm.
9. Những ngành nghề khác ưu tiên phát triển: Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có qui mô công nghiệp; chế biến thức ăn gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Cơ khí sản xuất và sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất hàng dệt, hàng da, hàng nhựa cao cấp, dụng cụ dùng trong học đường, đồ chơi trẻ em, các sản phẩm từ cao su tự nhiên. Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, sản xuất dịch vụ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
(*) Số liệu sơ bộ
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp; website Tổng cụcThống kê; Luhanhviet.com )
Chia sẻ bài viết |
|
-
“Đèn âm hồn”
nỗ lực làm mới nhưng chưa tới - Nhà thơ Trần Đức Tín làm Chi hội trưởng Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam TP Cần Thơ
- Thới Long nỗ lực xây dựng phường đạt chuẩn “Ðô thị văn minh”
- Tiếp lửa đờn ca tài tử
- Khai thác nghệ thuật truyền thống
- Có bất ngờ tại Âm nhạc Cống hiến 2025?
- “Bộ tứ báo thủ”
- Đôi guốc trong đời sống cư dân Nam Bộ
- Nhà văn Hồ Kiên Giang làm Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam TP Cần Thơ
- Ngọc Khuê “Dạo chơi” - rất lạ mà cũng rất quen