I. LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 /12 /1899, tách từ tỉnh Hà Tiên ra, gồm 7 tổng: Long Thủy, Quản Xuyên, Quản Long, Quản An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chia tỉnh Bạc Liêu thành 2 tỉnh là Bạc Liêu và An Xuyên. Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH :
Tổng số huyện thị: 7, gồm thị xã Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh; các huyện: Hoà Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải
III.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Bạc Liêu thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc. Có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc; Sóc Trăng ở phía Đông Bắc; Cà Mau ở phía Tây Nam; phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km.
IV ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
-Địa hình: Tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.
-Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.
V. DÂN SỐ TRUNG BÌNH (ĐVT: nghìn người):
-Năm 2001: 756,8 trong đó, nam: 370,6; nữ: 386,2; thành thị:189,9; nông thôn: 566,9
-Năm 2002: 768,3 trong đó, nam: 376,2; nữ: 392,1; thành thị: 199,8; nông thôn: 568,5
-Năm 2003: 775,9 trong đó, nam: 380,1; nữ: 395,8; thành thị: 200,2; nông thôn: 575,7
-Năm 2004: 786,5 trong đó, nam:382,4; nữ: 404,0; thành thị: 200,3 nông thôn: 586,2.
-Năm 2005: 797,7 trong đó, nam: 390, 8; nữ: 406,9; thành thị: 201,6; nông thôn: 596,1.
-Năm 2006(*): 820,1 trong đó, nam: 398,8; nữ: 421,3 thành thị: 208,9; nông thôn: 611,2.
VI TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1 TIỀM NĂNG DU LỊCH:
-Vườn nhãn cổ Bạc Liêu: 230 ha, chạy dài trên 11km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu. Thị xã Bạc Liêu đang phối hợp cùng ngành du lịch thành lập dự án chuyển khu vườn nhãn cổ sang làm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
-Vườn chim Bạc Liêu: thuộc địa phận xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu. Vườn chim Bạc Liêu là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có loài chim được ghi vào sách Đỏ như Giang Sen, Cốc Đế nhỏ
Hiện nay, vườn chim nằm trong tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, cùng với một số dự án khác.
-Đền Thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh: ở ấp Bà Chăng A - Xã Châu Thới - Huyện Vĩnh Lợi. Đền thờ Bác khởi công xây dựng ngày 25/4/1972, hoàn thành ngày 19/5/1972. Năm 1998, Đền thờ Bác được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.
-Đồng Nọc Nạng: nằm ở ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai. Đây là nơi diễn ra cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân để bảo vệ ruộng đất của mình trước sự cướp bóc của bọn địa chủ cường hào dựa vào thế lực của bọn thực dân Pháp. Di tích này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.
-Tháp Cổ Vĩnh Hưng: là một di tích kiến trúc cổ được xây dựng tại ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi trên diện tích hơn 1.000 m2. Di tích này đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
-Phước Đức Cổ Miếu (còn gọi là Chùa Bang):
tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
-Quần thể kiến trúc nhà tây: thị xã Bạc Liêu. Hiện nay, Bạc Liêu còn khoảng gần 30 dinh thự, biệt thự lớn nhỏ nằm tập trung ở hai bên bờ sông, nó đã trở thành một di sản có giá trị tinh thần, một niềm tự hào của người dân Bạc Liêu.
-Chùa Quan Đế: thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu. Chùa Ông là một trong những điểm tham quan ở thị xã Bạc Liêu.
-Chùa Xiêm Cán: thuộc xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer, được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, mang kiến trúc Angkor của người Campuchia,
2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247ha. Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất; nhóm đất phèn chiếm 59,9%; nhóm đất cát chiếm 0,18%; bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Trong đó, đất nông nghiệp: 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối: 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng: 4.832 ha; đất chuyên dùng: 11.323 ha; đất ơ: 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối: 125.546 ha.
-Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước.
-Tài nguyên biển: Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao. Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm.
VII. THÀNH TỰU KINH TẾ - XÃ HỘI:
-Năm 2001: Diện tích lúa 178,1 nghìn ha; Sản lượng lúa: 727,0 nghìn tấn; Diện tích mía:1,4 nghìn ha; Sản lượng mía: 95,4 nghìn ha; Số lượng gia cầm: 1988 nghìn con; Đàn bò: 0,2 nghìn con đàn trâu: 3,1 nghìn con; Đàn heo:187,1 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994:1484,3 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 16,1 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,7 nghìn ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 83,0 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 92924 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 55220 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 2203,7 tỷ đồng. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 343; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 443,0 nghìn tấn. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương phân theo địa phương: 16,8 triệu lượt người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 2300,0 tỷ đồng; Số hợp tác xã: 8; Số trang trại: 8554. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 29980.
-Năm 2002: Diện tích lúa 169,8 nghìn ha; Diện tích mía: 1,3 nghìn ha; Sản lượng mía: 85,0 nghìn tấn. Số lượng gia cầm: 2398 nghìn con. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 100,6 nghìn ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1595,1 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 2647,1 tỷ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 15,6 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản khai thác: 67.958 tấn. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 373. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 471,0 nghìn tấn. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 17,4 triệu lượt người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 2800,0 tỷ đồng. Số hợp tác xã: 43; Số trang trại: 8530. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 37122
-Năm 2003: Diện tích lúa 150,4 nghìn ha; Sản lượng lúa: 627,9 nghìn tấn; Diện tích mía:1,3 nghìn ha; Sản lượng mía79,3 nghìn tấn. Số lượng gia cầm: 2192 nghìn con; Đàn bò: 0,9 nghìn con; đàn trâu: 2,1 nghìn con; Đàn heo: 222,3 nghìn con. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1404,0 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3325,5 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 12,3 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 138266 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 65798 tấn; giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 16,1 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 0,2 nghìn ha. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ:346. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 505,0 nghìn tấn. Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 20,0 triệu lượt người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3400,0 tỷ đồng; Số hợp tác xã: 41; Số trang trại: 8701. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 60158.
-Năm 2004: Diện tích lúa 137,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 614,4 nghìn tấn; Diện tích mía: 0,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 48,7 nghìn tấn ; Số lượng gia cầm: 1401 nghìn con; Đàn bò: 0,5 nghìn con; Đàn trâu: 1,8 nghìn con; Đàn heo: 226,4 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1298,6 Tỷ đồng Sản lượng thủy sản: 161305 tấn; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 118,8 nghìn ha; Sản lượng thủy sản khai thác: 68493 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 4032,1 tỷ đồng; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 15,6 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung: 0,1 nghìn ha; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 356; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 544,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 22,2 triệu lượt người; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3536,0 Tỷ đồng; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 22,2 triệu lượt người; Số hợp tác xã: 46; Số trang trại:13176; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 93101; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 544,0 nghìn tấn
-Năm 2005: Diện tích lúa 141,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 661,5 nghìn tấn; Diện tích mía: 0,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 50,4 nghìn ha. Số lượng gia cầm: 1116 nghìn con; Đàn bò: 0,6 nghìn con; Đàn trâu:1,6 nghìn con; Đàn heo: 246,4 nghìn con. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3904,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1409,4 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 118,7 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 172500 tấn. Sản lượng thủy sản khai thác: 62034 tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 17,0 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 0,1 nghìn ha; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 344; 2005:4950.1 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 4950,1 tỷ đồng. Số hợp tác xã: 46; Số trang trại: 12386 Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 51856
-Năm 2006(*): Diện tích lúa 145,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 677,2 nghìn tấn; Diện tích mía: 0,7 nghìn ha; Sản lượng mía; 50,3 nghìn tấn; Số lượng gia cầm: 1235 nghìn con; Đàn bò: 1,5 nghìn con; đàn trâu: 1,6 nghìn con; Đàn heo: 253,8 nghìn con. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3919,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 1466,7 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 120,2 nghìn ha. Sản lượng thủy sản: 181050 tấn; Sản lượng thủy sản khai thác: 6125 tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 17,4 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 6,2 nghìn ha. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 344. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 5840,0 tỷ đồng. Số trang trại: 13252; Số hợp tác xã: 52. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 60839.
-Năm 2007: Diện tích thả nuôi thủy sản 122.056 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: 191.600 tấn. Tổng sản lượng lúa: 682.169 tấn. Diện tích sản xuất muối 1.952 ha; sản lượng 76.775 tấn. Tổng đàn heo gần 255 ngàn con, đàn bò khoảng 1.800 con, đàn dê 5 ngàn con; đàn gia cầm 1 triệu 360 ngàn con. Vận chuyển hành khách đạt 33 triệu lượt người. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá 7.200 tỷ đồng, (trong đó doanh thu dịch vụ 1.950 tỷ đồng, doanh thu du lịch 240 tỷ đồng, doanh thu ngành Bưu chính viễn thông đạt 387 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn 1.181 doanh nghiệp. Tổng số HTX: 94. Tỷ lệ hộ dùng điện chiếm 93%, .
VIII. DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2006-2010
A. CÁC DỰ ÁN NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN :
Dự án đầu tư nhà máy chế biến hàng thủy sản, khu công nghiệp Gành Hào, huyện Đông Hải; Dự án đầu tư nhà máy chế biến hàng thủy sản, khu công nghiệp Giá Rai, huyện Giá Rai; Dự án đầu tư nhà máy chế biến hàng nông sản và trái cây, khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy chế biến mì ăn liền, khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy chế biến muối chất lượng cao: khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá và gia súc, gia cầm, khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy chế biến cá xay, chả cá và cá đóng hộp, khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm, khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ vỏ đầu tôm , khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu.
B CÁC DỰ ÁN NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÀNG TIÊU DÙNG:
Dự án đầu tư nhà máy da thuộc và các sản phẩm da (từ nguyên liệu cá sấu và gia súc), Khu công nghiệp Trà Kha, TX Bạc Liêu, hoặc khu công nghiệp huyện Vĩnh Lợi; Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bao bì, khu công nghiệp Trà Kha, thị xã Bạc Liêu; Dự án đầu tư nhà máy hàng may mặc, khu công nghiệp Trà Kha, thị xã Bạc Liêu.
C/ CÁC DỰ ÁN NHÓM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ:
Dự án đầu tư Chợ Bạc Liêu A, phường 3, thị xã Bạc Liêu
D/ CÁC DỰ ÁN NHÓM ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG:
Dự án đầu tư khu du lịch Nhà Mát - Hiệp Thành, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư bể bơi thi đấu và luyện tập, Khu liên hợp thể dục thể thao; Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trà Kha, F8, TX Bạc Liêu; Dự án đầu tư hệ thống cấp, thoát nước cho các thị trấn: Giá Rai và Hộ Phòng (thuộc huyện Giá Rai); Thị trấn Gành Hào( huyện Đông Hải); Thị trấn Hòa Bình(huyện Hòa Bình); Thị trấn Phứơc Long (huyện Phước Long).
CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2006-2010
Dự án Bệnh viện phụ sản, thị xã Bạc Liêu; Dự án Xây dựng bệnh viện lao và bệnh phổi, thị xã Bạc Liêu; Dự án Trung tâm sức khỏe tâm thần, thị xã Bạc Liêu; Dự án Xây dựng tuyến đường cầu Sập - Ninh Quới - Ngan Dừa - QL63, huyện Hồng Dân; Dự án Xây dựng tuyến đường An Trạch - Định Thành - An Phúc, huyện Đông Hải; Dự án Xây dựng tuyến đường Giá Rai - Gành Hào, Huyện Giá Rai; Dự án Xây dựng tuyến đường từ Gàm Xẻo Gừa đến căn cứ Cả Chanh, huyện Hồng Dân; Xây dựng đường Tân Lộc - An Trạch, huyện Đông Hải; Dự án Xây dựng đường Vĩnh Mỹ - Phước Long, huyện Vĩnh Lợi; Dự án Xây dựng đường Phước Long - Phong Thạnh Nam; huyện Phước Long; Dự án: DAĐTXD bãi xử lý rác tập trung tại các thị trấn Hòa Bình huyện Vĩnh Lợi, TT Gành Hào huyện Đông Hải, TT Ngan Dừa huyện Hồng Dân, TT Phước Long huyện Phước Long; Dự án Đầu tư xây dựng Trường THCS và Tiểu học, các huyện và thị xã trong tỉnh; Dự á: Xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng ranh Sóc Trăng kinh 30/4, các xã Hiệp Thành - Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu; Dự án Xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng Hộ Phòng - Tắc Vân, huyện Giá Rai và huyện Gành Hào; Dự án Xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng 30/4 - Chùa Phật, huyện Vĩnh Lợi; Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, Thị xã Bạc Liêu; Dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất muối thực phẩm, Thị xã Bạc Liêu; Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng, Thị xã Bạc Liêu; Dự án Xây dựng hệ thống cấp thoát nước & VSMT cho 02 thị trấn Giá Rai và Hộ Phòng, huyện Giá Rai; Dự án Hệ cấp nước thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân; Dự án Hệ cấp nước thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải; Dự án Xóa nhà tạm cho hộ có thu nhập thấp vùng nông thôn, vùng nông thôn tỉnh Bạc Liêu.
(*) Số liệu sơ bộ
Nguồn: Website tỉnh Bạc Liêu; Website Tổng cục Thống kê, Luhanhviet.com.vn)