22/03/2019 - 16:00

Sức sống mới trên đất rừng U Minh Hạ 

Phóng sự ảnh: Hiếu Nghĩa

Nếu như trước đây nói đến rừng U Minh Hạ (Cà Mau) mọi người thường nghĩ về vùng đất  còn bộn bề khó khăn, thì những năm gần đây, nhờ được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cùng định hướng phát triển kinh tế rừng đúng đắn đã giúp người dân U Minh Hạ có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, mô hình trồng rừng thâm canh đã và đang phát huy hiệu quả giúp nhiều hộ dân có cuộc sống ổn định.

 

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh Hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn, cư dân nơi đây chủ yếu bám rừng để sống.

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh Hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn, cư dân nơi đây chủ yếu bám rừng để sống.

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh Hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn, cư dân nơi đây chủ yếu bám rừng để sống.

Ngày nay, đời sống người dân nơi đã có nhiều thay đổi và nó gắn liền với nghề trồng rừng thâm canh. Bên cạnh cây tràm truyền thống, người dân đất rừng U Minh Hạ khá lên từng ngày nhờ cây keo lai.

Ngày nay, đời sống người dân nơi đã có nhiều thay đổi và nó gắn liền với nghề trồng rừng thâm canh. Bên cạnh cây tràm truyền thống, người dân đất rừng U Minh Hạ khá lên từng ngày nhờ cây keo lai.

Ít người biết rằng, trước đây cây keo lai từng bị cấm trồng thâm canh tại đây do lo ngại ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Mãi đến năm 2009, sự “kỳ thị” cây keo lai được gỡ bỏ, người dân đất rừng U Minh Hạ được phép trồng và hiện loài cây này đã trở thành “cây kinh tế” của người dân.

Ít người biết rằng, trước đây cây keo lai từng bị cấm trồng thâm canh tại đây do lo ngại ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Mãi đến năm 2009, sự “kỳ thị” cây keo lai được gỡ bỏ, người dân đất rừng U Minh Hạ được phép trồng và hiện loài cây này đã trở thành “cây kinh tế” của người dân.

Theo người dân địa phương, cây keo lai dễ trồng, nhanh cho thu hoạch hơn cây tràm truyền thống. Sau 5 năm, mỗi ha keo lai cho thu nhập khoảng 150 – 180 triệu đồng.

Theo người dân địa phương, cây keo lai dễ trồng, nhanh cho thu hoạch hơn cây tràm truyền thống. Sau 5 năm, mỗi ha keo lai cho thu nhập khoảng 150 – 180 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay cây tràm cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi chu kỳ trồng từ 7-8 năm, người dân có thể có nguồn thu lên tới 200 triệu đồng/ha. Đó là kết quả của kỹ thuật trồng tràm thâm canh cho năng suất cao và giá cây tràm ngày càng tăng mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay cây tràm cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi chu kỳ trồng từ 7-8 năm, người dân có thể có nguồn thu lên tới 200 triệu đồng/ha. Đó là kết quả của kỹ thuật trồng tràm thâm canh cho năng suất cao và giá cây tràm ngày càng tăng mạnh.

Cùng với việc phát triển nghề trồng rừng, người dân U Minh Hạ còn có những nghề truyền thống rất đặc trưng như: gác kèo ong, nuôi cá đồng dưới chính tán rừng.

Cùng với việc phát triển nghề trồng rừng, người dân U Minh Hạ còn có những nghề truyền thống rất đặc trưng như: gác kèo ong, nuôi cá đồng dưới chính tán rừng.

Trong khi chờ tới chu kỳ khai thác rừng, chính những “sản vật tự nhiên” đã thành thương hiệu nơi đất rừng U Minh Hạ nuôi sống các hộ dân sống gắn bó với rừng.

Mô hình tôm – lúa cũng được người dân vùng ven đất rừng U Minh Hạ thực hiện phổ biến. Đặc biệt, khi thực hiện vụ lúa người dân không dùng phương pháp cấy hoặc sạ truyền trống mà ném mạ xuống mặt đất để cây lúa tự lên. Mô hình tôm - lúa cũng giúp người dân có thu nhập ổn định khoảng 50 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình tôm – lúa cũng được người dân vùng ven đất rừng U Minh Hạ thực hiện phổ biến. Đặc biệt, khi thực hiện vụ lúa người dân không dùng phương pháp cấy hoặc sạ truyền trống mà ném mạ xuống mặt đất để cây lúa tự lên. Mô hình tôm - lúa cũng giúp người dân có thu nhập ổn định khoảng 50 triệu đồng/ha/năm.

Vùng đất rừng U Minh Hạ vẫn thể hiện nét sống miền sông nước đậm nét. Đặc biệt vào mùa mưa, cuộc sống mưu sinh của người dân vẫn gắn liền với những dòng sông.

Vùng đất rừng U Minh Hạ vẫn thể hiện nét sống miền sông nước đậm nét. Đặc biệt vào mùa mưa, cuộc sống mưu sinh của người dân vẫn gắn liền với những dòng sông.

Vùng đất rừng U Minh Hạ vẫn thể hiện nét sống miền sông nước đậm nét. Đặc biệt vào mùa mưa, cuộc sống mưu sinh của người dân vẫn gắn liền với những dòng sông.

Hàng hóa vẫn được chuyên chở nhiều bằng đường thủy.

Hàng hóa vẫn được chuyên chở nhiều bằng đường thủy.

Những năm qua, hạ tầng giao thông nơi đây cũng đã được đầu tư tạo điều kiện để người dân đi lại và giao thương buôn bán.

Những hình ảnh dân dã rất quen thuộc với người dân đất rừng U Minh Hạ nhưng lại rất đặc biệt với người dân vùng miền khác.

Những hình ảnh dân dã rất quen thuộc với người dân đất rừng U Minh Hạ nhưng lại rất đặc biệt với người dân vùng miền khác.

Những hình ảnh dân dã rất quen thuộc với người dân đất rừng U Minh Hạ nhưng lại rất đặc biệt với người dân vùng miền khác.

U Minh Hạ là vùng đất đặc biệt của Cà Mau. Nay, đường về nơi đây đã thênh thang, nhiều căn nhà tường mọc lên và việc khám phá vùng đất này luôn là một điều thú vị.

U Minh Hạ là vùng đất đặc biệt của Cà Mau. Nay, đường về nơi đây đã thênh thang, nhiều căn nhà tường mọc lên và việc khám phá vùng đất này luôn là một điều thú vị.

U Minh Hạ là vùng đất đặc biệt của Cà Mau. Nay, đường về nơi đây đã thênh thang, nhiều căn nhà tường mọc lên và việc khám phá vùng đất này luôn là một điều thú vị.

Chia sẻ bài viết
Từ khóa
rừng U Minh Hạ