(KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN, THÁNG 1/1995 - THÁNG 1/2015)
 |
Cố nhà thơ Phùng Quán. |
Phùng Quán để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Ông là một nhà văn chiến sĩ luôn có những trang viết ngay thẳng đi vào người. Ông đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một nhân cách cao cả, một tấm gương lao động hết mình. Ông có nhiều tiểu thuyết, tập thơ, nổi tiếng như "Vượt Côn Đảo", "Tuổi thơ dữ dội", "Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo"
được tặng "Giải thưởng nhà nước" về văn học nghệ thuật. Phùng Quán trong tôi luôn sống mãi với những vần thơ gan ruột.
Nhà thơ Phùng Quán để lại cho đời nhiều bài thơ được hàng triệu người Việt Nam thuộc nằm lòng như Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe, Say
Trong đó Hôn được nhắc đến nhiều nhất, đồng hành cùng bao thế hệ chiến sĩ cách mạng Việt Nam đi qua kháng chiến chống Mỹ và được tuyển đi tuyển lại trong hàng chục tuyển tập thơ từ 50 năm qua, được in trong tuyển tập Panorama de la
Littérature Vietnamism (do nhà văn hóa Hữu Ngọc dịch) và được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. "Trời đã sinh ra em/ Để mà xinh mà đẹp/ Trời đã sinh ra anh/ Ðể yêu em tha thiết/ Khi người ta yêu nhau/ Hôn nhau trong say đắm/ Còn anh, anh yêu em/ Anh phải ra mặt trận/ Yêu nhau ai không muốn/ Gần nhau và hôn nhau/ Nhưng anh, anh không muốn/ Hôn em trong tủi sầu/ Em ơi rất có thể/ Anh chết giữa chiến trường/ Ðôi môi tươi đạn xé/ Chưa bao giờ được hôn/ Nhưng dù chết em ơi/ Yêu em anh không thể/ Hôn em bằng đôi môi/ Của một người nô lệ". Bài thơ được coi như là tuyên ngôn tình yêu của người lính khi Tổ quốc đang bị giày xéo dưới gót giày quân xâm lược. Âm hưởng bài thơ diệu vợi, bi tráng và rất thực bởi bắt nguồn từ một tình yêu rất đỗi chân thực của một người lính. Đó chính là người đồng chí, đồng thời là bác ruột của nhà thơ Phùng Quán: chiến sĩ cảm tử quân Phùng Huấn.
Phùng Quán mà tôi ngưỡng mộ chính là một Phùng Quán mà sau tâm hồn thơ là một tâm hồn luôn nhạy cảm với số phận của những con người. Bằng tài thơ và bằng chính cái tâm của mình, nhà thơ Phùng Quán đã cứu sống được bao tâm hồn con người, trong đó có một nhà thơ cũng hết sức tài hoa. Đó là chuyện về "Một bài thơ cứu một đời thơ". Nhà thơ tài hoa Hoàng Cầm sau một tai nạn kéo dài, ông bị lâm bệnh trầm uất. "Suốt ngày ngồi yên lặng như mất hết cả hồn vía. Bạn bè thân thiết đến thăm, ông cứ ngồi bất động, gương mặt lạnh băng, đôi mắt như chìm vào cõi hư vô. Suốt mấy năm liền như thế, không thuốc thang nào chữa được. Phùng Quán đến thăm nhiều lần, cũng vậy. Một hôm, Phùng Quán cắp chai rượu làng Vân đến, ngồi trước mặt ông Hoàng, rót rượu ra và đọc bài thơ này. Nghe xong bài thơ, nước mắt Hoàng Cầm rịn ra, lăn từ từ trên gò má hóp, tái xanh. Một hai giọt nước mắt Hoàng Cầm rơi vào chén rượu quốc lủi mà Phùng Quán nâng lên mời bạn vong niên! Và thế là họ ôm nhau, hàn huyên
Sau ngày đó, Hoàng Cầm sống lại. Một loạt bài thơ mới ra đời từ đó đến nay" - Lời kể của nhà thơ Triệu Xuân. Bài thơ "thần dược" của Phùng Quán nguyên văn như sau: "Tôi không tin một nhà thơ như Anh/ Lại ngã lòng suy sụp/ Một nhà thơ đã viết những dòng thơ lẫm liệt/ "- Tiểu đội anh, những ai còn, ai mất?/ Không, không ai còn ai mất/ Ai cũng chết mà thôi/ Người sau kẻ trước lao vào giặc/ Giữ vững nghìn thu một giống nòi
"/ Trên thế gian có nghìn nhà thơ lớn/ Trên thế gian có nghìn con sông lớn/ Nhưng chỉ có một dòng/ Nhờ thơ mà vang vọng/ Nhờ thơ mà vinh danh/ Đó là con sông Đuống quê Anh/ Mà anh xót xa như bàn tay anh rụng/ Tôi tin chắc như đinh đóng cột/ Sau khi Anh mất đi/ Theo sau linh cữu anh/ Ngoài bạn hữu gia đình/ Có cả con sông Đuống/ Sông Đuống mặc đại tang/ Khóc bên bồi bên lở/ Sóng vỗ bờ nức nở/ Đời đời chịu tang Anh/ Tôi không tin một nhà thơ như Anh/ Lại ngã lòng suy sụp!" (Hà Nội tháng 3-1987). Bài thơ trên có tựa đề là "Phùng Quán gửi Hoàng Cầm mắc bệnh tâm thần nặng". Trên đời này có gì quý hơn những việc làm cứu rỗi đời người. Mà việc làm ấy lại bằng chính những vần thơ, hồn thơ của những con người luôn có những tâm hồn đồng điệu. Chỉ có nhà thơ mới làm được điều đó thôi.
Phùng Quán là như vậy đó, luôn "vịn câu thơ mà đứng dậy
". Cách đây chưa lâu, trong một cuộc trò chuyện ngắn với những nhà thơ xứ Huế tại làng Thanh Thủy Thượng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, tôi lại được nghe mọi người nhắc lại câu chuyện nhà thơ Phùng Quán sau gần 35 năm xa quê, khi trở về với chốn chôn nhau, cắt rốn, ông đã quỳ xuống trước đông đảo bà con đọc bài thơ "Tạ" mà ông vừa mới hoàn thành : "Con tạ/ Đất làng quê/ Thấm đẫm máu bao anh hùng đã khuất/ Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt/ Không lá cây nào không mặn chát gian lao/ Con tạ/ Manh chiếu rách con nằm/ Con tạ/ Câu ca dao mẹ hát/ Tất cả thành giọt sữa ngọt/ Nuôi con ngày trứng nước/ Để hôm nay con được sống/ Được chiến đấu hết mình/ Vì tự do của Tổ quốc/ Được hát hết mình cho đất nước thành thơ
". Đó phải chăng là nỗi niềm, là khẩu khí của một nhà thơ mà mới 13 tuổi đã trở thành chiến sĩ trinh sát của Tiểu đoàn 101 lừng danh ở chiến trường Bình - Trị - Thiên, 23 tuổi đã nổi tiếng trên văn đàn cách mạng với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo. Đặc biệt, trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo, một tác phẩm thơ ca ngợi nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các bài hát, phim ảnh về chị Võ Thị Sáu sau này: "Côn Đảo bỗng rùng mình/ Ai cất lên tiếng hát?/ Tiếng hát ngân cao vút/ Bay bổng giữa trời đêm/ Tiếng hát của chúng mình:/ ...Cờ pha máu chiến thắng...!/ Trại giam đang yên lặng/ Tù nhân ngồi cả lên/ Nín thở ho thật êm/ Nghe tiếng hát dội thấm qua vách đá/ Bóng một lá cờ đỏ/ Chói lọi như mặt trời/ Theo tiếng hát chơi vơi/ Mọc lên giữa địa ngục/
/ Những người bị xiềng trói/ Cựa mình xích kêu vang/ Muốn vùng dậy bẻ tan/ Chạy đến người đang hát/ Tên lính Phi đứng gác/ Trước cửa ngục tử hình/ Nghe tiếng hát lặng thinh/ Chống cằm lên mũi súng/ Người tù sắp xử bắn/ Vẫn hát mắt mở to/ Trong bóng tối sáng lòa/ Hai vì sao Bắc đẩu/ Người đang hát: chị Sáu/ Một cô gái miền Nam". Thế đó, thơ Phùng Quán nói chung và tác phẩm Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo nói riêng đã trở thành bài ca bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, trở thành biểu tượng đẹp nhất của một thời hoa lửa, của cả những thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc
Những vần thơ gan ruột của ông, trang viết ngắn làm sao chứa hết, chỉ là chút lòng thành nhớ đến một tài hoa
Nguyễn Viết Chính