14/01/2020 - 08:14

Phiêu lãng cùng hồn thơ Cao Xuân Sơn 

“Bấm chân qua tuổi dại khờ” (NXB Hội Nhà văn, Quý IV, năm 2019) đánh dấu sự trở lại của nhà thơ Cao Xuân Sơn sau nhiều năm vắng bóng trên thi đàn. Hơn 100 bài trong tập thơ ngỡ là nhiều nhưng khi đọc lại thấy không bao nhiêu so với những nỗi niềm tác giả muốn bày tỏ...

Tập thơ đa dạng về thể loại nhưng nhiều nhất là thể thơ tự do, với lối viết phóng khoáng nhưng công phu trong từng câu chữ, ngữ nghĩa, mang lại cảm giác phiêu diêu tự tại nhưng giàu suy tưởng. Đặc biệt là những câu thơ chan chứa tự tình và phiêu lãng: “Năm tháng n đóa hoa mu nhim thế / Ôi tình yêu, ta muôn thu khát thèm / Thì có du đu non hay cui b / Chng điu gì không th, vì em” (Chẳng điều gì không thể, vì em). Hay những “chênh chao” vì: “Nghi ngi lm nhng th non hn bin / Bao suông trăng, sóng vn v mt mình” (Tận hiến)... Để rồi sau cùng, tác giả lại chọn cách sống lạc quan: “Dc trin ký c nghe khoan nht / Tim ơi, dìu dt nhp chèo khua / Nương theo con nưc, ta v bin / B li sau mình nhng đưc thua” (Nương theo con nước).

Tâm hồn ấy còn nhạy cảm và tinh tế khi lắng nghe tâm sự của những chiếc lá cuối đông Hà Nội, hiểu nỗi niềm khắc khoải của lá khi rơi (“Lời của lá”); bàng hoàng, thương cảm cho những nỗi đau của chiến tranh, ly biệt, thiên tai qua các bài: “Tự thắp”, “Ở đâu đó một vòm trời đã vỡ”, “Điều gì đó đang đến”… Đặc biệt là không khỏi nuối tiếc, day dứt về những giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, về những đổi thay trước cơn sóng của đô thị hóa, để rồi: “Đng làng vng bóng con trâu / Đưng làng quán xá đua nhau xp xình / Trai làng đp, gái làng xinh / Làng vô tư, c chi mình ưu tư?” (Về làng) và có lúc giật mình thảng thốt: “Đêm nghiêng v gic th thành / Ni quê cc tác vào anh tiếng gà” (Đêm nghiêng vỡ giấc thị thành).

Trong tập thơ này, tác giả còn dành nhiều tình cảm cho 2 người thân yêu của mình. Đó là mẹ và con gái. Yêu con mình “Cha quên tui, m quên nghèo / Chp dây cho tha cánh diu con bay” (Phép lạ), ông càng trân trọng công ơn to lớn của mẹ. Vậy nên, khi nghe nhà thơ bộc bạch điều ước nhỏ nhoi của mình, như một nỗ lực để có thể hiểu vọn vẹn tâm tình của mẹ: “Điu ưc nh nhoi con ưc ao hoài / Ln đưc mt ln vào gic mơ ca m(Điều ước), người đọc càng rưng rưng, đồng cảm.

Sắp chạm ngõ 60 tuổi đời, tác giả cũng đã qua thời dại khờ nhưng trong tâm hồn đa cảm ấy vẫn không thoát ra được những trăn trở, day dứt với đời, với thế sự đa đoan. Để chính ông phải thốt lên rằng: “Bm chân qua tui di kh / Vn mê hn trn cuc c thế gian” (Bấm chân qua tuổi dại khờ). Và rồi không ít lần ông châm biếm, trào phúng với những được mất, sân si qua các bài: “Thấy vậy mà không phải vậy”, “Tự sự cát”, “Đa đoan e động lòng trần”, “Giàu hai con mắt”, “Ngửa bài chơi ván tất tay”, “Em biết đấy, không gì là mãi mãi”, “Cáp treo ngược núi Bà Đen”…

Qua những vần thơ đầy cảm xúc, chân dung của tác giả cũng dần hiện rõ: phong trần nhưng giàu tình cảm; thâm trầm già dặn nhưng cũng hồn nhiên vô tư. Một thi sĩ ngang tàng nhưng tâm hồn lại “chênh chao” với tình, với đời.

CÁT ĐẰNG

Chia sẻ bài viết