19/02/2019 - 08:47

5 kiểu ứng xử của nhà tuyển dụng khiến ứng viên “cạch mặt” 

Để tìm được công việc mơ ước không phải là điều dễ dàng. Bạn chọn được vị trí vô cùng lý tưởng, bạn nộp hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn, nhưng cách ứng xử của nhà tuyển dụng rất tệ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn sẵn sàng từ bỏ công việc mình thích?

Dù ở vị trí là người đi xin việc, nhưng ứng viên cũng có những quyền nhất định. Đa số các doanh nghiệp vẫn tự cho mình ở vị trí cao hơn và nắm giữ cơ hội cho ứng viên. Chính suy nghĩ này đã vô tình khiến một số công ty ứng xử thiếu chuyên nghiệp tạo nên hình ảnh “xấu xí” trong mắt người tìm việc. Và dưới đây là 5 kiểu ứng xử thường gặp nhất.

1. Chúng tôi đang tìm kiếm một ứng cử viên mới vào nghề có 2 đến 4 năm kinh nghiệm

Bạn đang tìm việc làm trên các trang tuyển dụng trực tuyến, bạn chọn được một vị trí nghe có vẻ khá hoàn hảo. Nhưng đến khi đọc các yêu cầu từ bảng mô tả thì hoàn toàn khác. Công ty tìm kiếm người có 4 năm kinh nghiệm nhưng lại muốn ứng viên mới vào nghề.

Nhà tuyển dụng muốn tìm người mới vào nghề nhưng yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm

Cũng có thể là do phòng nhân sự đã phạm sai lầm nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn ứng tuyển vào những bài đăng tuyển dụng mâu thuẫn như thế này. Một công việc, công ty đưa ra những yêu cầu rõ ràng, cụ thể vẫn luôn là sự lựa chọn tốt hơn.

2. Gần đến giờ rồi, nhưng bạn có phiền khi chuyển cuộc phỏng vấn sang ngày mai không?

Lo lắng, căng thẳng là tâm lý chung của các ứng viên khi bước vào buổi phỏng vấn. Do đó, họ thường chọn cách đến sớm hơn giờ hẹn để chuẩn bị thật tốt cho các câu hỏi và đề phòng các sự cố không mong muốn. Sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu ứng viên nhận được email thông báo dời thời gian phỏng vấn từ nhà tuyển dụng khi gần đến giờ gặp mặt.

Điều này đã gây ra không ít phiền toái cho người tìm việc và những gì họ nhận được không phải là lời giải thích thỏa đáng hay xin lỗi một cách đúng mực mà thay vào đó là đáp trả bằng sự im lặng. Dù ấm ức không hài lòng với cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp này nhưng các ứng viên chỉ biết chia sẻ với bạn bè hoặc ngậm ngùi cho qua.

3. Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi khá nhạy cảm mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho các ứng viên trong buổi phỏng vấn. Và đương nhiên sẽ chẳng có ai thích khi trả lời nó cả. Câu hỏi này khiến bạn lúng túng và khó xử bởi không biết đâu mới là hướng giải quyết tốt.

Thừa nhận rằng các vấn đề liên quan đến lương thưởng vô cùng quan trọng không thể vắng mặt trong cuộc phỏng vấn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng hỏi tự do đặt ra những câu hỏi liên quan quá nhiều đến mức lương của ứng viên khi còn làm ở công ty cũ.

4. Chúng tôi sẽ liên lạc sớm

Nếu người quản lý tuyển dụng nói điều này và sau đó tiến hành liên lạc thì thật tuyệt. Nhưng trên thực tế, bạn không nhận được tín hiệu gì từ họ ngoài sự im lặng. Việc này càng kéo dài càng khiến bạn phát điên và tự hỏi “sớm” của họ là bao lâu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do công ty vẫn đang trong quá trình phỏng vấn hoặc tiếp tục tìm ứng cử viên khác nhưng nếu họ cứ để bạn đợi chờ trong vô vọng thì tốt nhất hãy tìm cho mình một cơ hội mới.

Tìm một công việc mới không chỉ mất thời gian, mà cần có sự kiên nhẫn, đặc biệt với tất cả những người quản lý tuyển dụng mà bạn sẽ gặp. Thay vì bực tức và phí thời gian để than phiền tại sao không thử mở ra cho mình những con đường mới, biết đâu có một cuộc phỏng vấn và một công việc tốt hơn nữa đang đợi bạn.

Chia sẻ bài viết