13/12/2018 - 20:51

3 giải pháp để ĐBSCL phát triển 

Theo Tiến sĩ (TS) Andrew Wyatt, Quản lý chương trình Mekong thuộc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), ĐBSCL có thể tránh được sự gia tăng của nguy cơ thiên tai do phát triển thiếu bền vững nếu áp dụng được ba giải pháp liên quan về bảo tồn, di dời và quy hoạch từ đất liền ra tới biển.

Cùng thời điểm là cảnh sản xuất lúa vụ 3 ở ĐBSCL và để lũ tràn đồng ở Campuchia.

Với vùng hấp thu lũ ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, TS Andrew Wyatt cho rằng cần phải bảo tồn và khôi phục bằng cách chuyển sang các mô hình nông nghiệp dựa vào lũ để hấp thu được nước lũ và giảm sụt lún, bảo đảm nguồn nước ngầm và bồi đắp phù sa. Với các vuông tôm thâm canh thiếu bền vững, ông đề xuất nên di dời ra xa vùng ven biển và thay thế bằng mô hình tôm - rừng để bảo vệ bờ biển. Làm được như vậy sẽ hạn chế việc bơm nước ngầm gây sụt lún, giúp duy trì độ cao của đồng bằng và đối phó phần nào với nước biển dâng nhờ có phù sa bồi đắp. Về quy hoạch vùng phòng hộ bờ biển ĐBSCL, theo ông cần phải tránh cách tiếp cận tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. “Không nên xây dựng hệ thống đê kè bảo vệ mà cần hướng đến giải pháp mạnh hơn là khoanh vùng phòng hộ; như vùng biển Đông ở Cà Mau nên áp dụng hệ thống canh tác tôm - rừng đồng thời với việc duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt vùng 500m rừng ngập mặn ngoài đê ven biển”, ông nói.

Lý gii cho đề xut này, TS Andrew Wyatt cho biết hin nay ĐBSCL đang đứng trước ba thách thc khn cp v phát trin trong bi cnh tác động ca biến đổi khí hu. Đó là vic qun lý lũ thiếu bn vng do h thng đê bao cao làm gia tăng ri ro ca thiên tai và có th đẩy các ri ro này sang nơi khác v vùng h lưu sông Tin, sông Hu. Ví d t năm 2000-2011, d tr lũ ca vùng T giác Long Xuyên và Tháp Mười gim 50%, t 9.200 t m3 xung còn 4.700 t m3 nước do bao đê làm lúa v 3.

Thứ hai việc sử dụng đất thiếu bền vững liên quan đến việc quản lý không tốt nguồn nước ngầm và phù sa. Vấn đề này đã gây ra tình trạng sụt lún đồng bằng nhiều gấp đôi so với nước biển dâng. Vấn đề khẩn cấp thứ ba của ĐBSCL, đó là việc thiếu quy hoạch đầy đủ về vùng biển. Việc này đã làm tăng rủi ro thiên tai do các cơn bão lớn và nước biển dâng.

TS Andrew Wyatt dẫn chứng, hệ thống rừng ngập mặn ven biển hiện nay không đủ khả năng chống chọi với nước biển dâng do mất nguồn phù sa từ thượng nguồn về đã gây xói lở bờ biển và làm mất đi nhiều cánh rừng ngập mặn. Ngoài ra, chương trình củng cố, nâng cao hệ thống đê biển hiện nay của Nhà nước là không đủ khả năng giúp bờ biển chống chịu được với thiên tai. “Nhiều vùng ven biển ở ĐBSCL không có đủ 500m rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển, trung bình mới chỉ 100-200m ngoài đê”, ông nói.

Bên cạnh các vấn đề này, mô hình sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu của các địa phương ở ĐBSCL hiện nay cũng thiếu bền vững. “Sinh kế nông nghiệp dựa vào lũ là giải pháp dựa vào tự nhiên tốt nhằm giảm thiểu tác hại của lũ. Ví dụ như các mô hình lúa - cá, lúa mùa, mô hình tôm - rừng… mà nông dân nhiều nơi ở ĐBSCL đã áp dụng cần được bảo tồn và phát triển”, TS Andrew Wyatt đề xuất.

TS Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết Viện này đang soạn thảo Kế hoạch Chuyển đổi kinh tế ĐBSCL trình Bộ NN&PTNT để thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ. Theo đó, hướng tới, ĐBSCL không nên tiếp tục xây dựng đê bao khép kín, chỉ tập trung gia cố đê tháng 8 hỗ trợ sản xuất; linh hoạt trữ, điều tiết lũ và nâng cao khả năng tiêu thoát lũ. Như vậy, sẽ không duy trì sản xuất lúa số lượng lớn mà tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và gia tăng diện tích lúa chất lượng cao. Về trái cây, sẽ khuyến khích trồng sản phẩm có giá trị cao theo nhu cầu của thị trường kết hợp với trồng màu, cây cảnh, cá, tôm càng xanh… Về giải pháp thực hiện, TS Trần Công Thắng cho rằng sẽ huy động nguồn lực tổng hợp của Trung ương, địa phương, doanh nghiệp. Song song đó là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết ngành, liên kết vùng. “Việc chuyển đổi nông nghiệp ở ĐBSCL cũng phải gắn với các khu vực khác như công nghiệp, dịch vụ… và gắn kết đồng bộ với các giải pháp tổng thể về thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, công nghiệp”, TS Trần Công Thắng nhấn mạnh.

Huỳnh Kim

 

 

Chia sẻ bài viết