18/05/2022 - 10:00

Tìm hiểu cách phòng tránh điện giật cho trẻ theo chia sẻ của vietreview.vn 

Mối lo lớn nhất của cha mẹ khi để con tự chơi một mình trong nhà là sợ trẻ chơi gần ổ điện hay những thiết bị điện dân dụng trong tầm với của con. Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây từ trang Vietreview.vn về cách phòng tránh điện giật cho trẻ.

Cách phòng tránh điện giật cho trẻ 

Kỹ năng giáo dục trẻ về những mối nguy hiểm xung quanh là rất cần thiết. Cha mẹ hãy chỉ bảo bé từ những thứ nhỏ nhất như: không được chạm tay vào ổ điện, không đến gần thiết bị điện, tay ướt không được chạm vào những vật dụng có điện sẽ gây nguy hiểm...

Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn điện trong nhà

Việc thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn điện trong nhà không chỉ phát hiện được những vấn đề hỏng hóc gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn giúp ba mẹ yên tâm hơn trong trường hợp dây điện bị rò rỉ, kịp thời ngăn chặn được những vấn đề xấu xảy ra.

Lưu ý đến ổ cắm điện, công tắc, cầu chì

Lưu ý ổ cắm điện trong tầm với của trẻ em

Những gia đình nào có ổ cắm điện, công tắc hay cầu chì trong tầm với của trẻ thì phải thường xuyên theo dõi, giám sát trẻ. Bịt hoặc dùng băng keo bịt kín những ổ cắm điện ít sử dụng đến hoặc sử dụng công tắc bảo vệ khỏi trẻ em.

Đảm bảo các đồ dùng điện có phần vỏ bằng vật liệu cách điện

Đồ dùng điện trong nhà cần phải có lớp vỏ bọc cách điện tốt, không nên dùng dây điện hay những thiết bị điện có chất lượng kém, cách tốt nhất là nên đặt những vật dụng này trong ống cách điện để phòng tránh điện giật khi chẳng may bị rò rỉ điện. 

Nối đất vỏ kim loại với các thiết bị điện trong nhà như vỏ máy giặt, tủ lạnh, vỏ máy bơm nước... để phòng điện giật khi điện bị rò ra vỏ. Điều này không chỉ phòng tránh khỏi trẻ bị điện giật mà còn phòng tránh cho các thành viên trong gia đình.

Khuyến khích trang bị CP chống giật, công tắc thông minh trong gia đình và trường học

Trang bị thiết bị chống giật, công tắc thông minh

Các bé rất hiếu động nên có thể vui chơi ngoài tầm kiểm soát của người lớn. Vậy nên gia đình hay nhà trường cần trang bị những thiết bị chống giật hay công tắc thông minh để đảm bảo sự an toàn của mọi người.

Vậy công tắc thông minh nào tốt? Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều công tắc thông minh kém chất lượng, không đảm bảo được sự an toàn . Vậy nên bố mẹ cần tìm hiểu và chọn lựa những thiết bị có nguồn gốc xuất xứ và đạt chuẩn để sử dụng nhé.

Cách xử lý khi trẻ không may bị điện giật

Sơ cứu nhanh khi trẻ bị điện giật

Nếu chẳng may trẻ bị điện giật thì nên xử lý ra sao?

Đưa trẻ ra khỏi nơi bị điện giật

Khi thấy trẻ bị điện giật, ngay lập tức đưa trẻ ra khỏi dòng điện. Nhanh chóng ngắt hết nguồn điện, không được đụng vào người bé khi chưa ngắt điện.

Nếu chưa thể ngắt nguồn điện hãy dùng các vật dụng không dẫn điện như que gỗ khô, chổi để đẩy dòng điện ra xa hoặc tách bé ra khỏi nguồn điện.

Cách sơ cứu 

Cha mẹ hãy kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn, hô hấp hay cử động của bé. Nếu bé bị ngừng tim, cần tiến hành sơ cứu hồi sinh tim phổi theo hướng dẫn dưới đây:

Đặt bé nằm ngửa, loại bỏ các dị vật trong miệng của trẻ nếu có.
Ấn vào vùng trước tim, nếu tim bé không đập trở lại tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp với ép tim đến khi tim bé đập trở lại và thở được bình thường.
Cần cầm máu, cố định các phần xương nếu bị gãy, truyền dịch nếu bé bị hạ đường huyết và đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu và chăm sóc.
Khi phát hiện trẻ bị bỏng do điện giật, phụ huynh không nên chườm đá hay bôi bất cứ thứ gì lên vết thương. Cần đưa trẻ đến cơ sở bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Kết luận

Bài viết trên là những chia sẻ của Vietreview về cách phòng tránh điện giật cho trẻ. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin cũng như các phòng tránh trẻ bị điện giật một cách hiệu quả tránh những rủi ro không may xảy ra.

Chia sẻ bài viết