05/03/2018 - 22:21

Tiếp tục duy trì, phát huy truyền thống,

nế​p văn minh tại lễ giỗ lần thứ 146

của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Hằng năm, vào ngày 19 và 20 tháng Giêng âm lịch, nhân dân Cần Thơ và các tỉnh xa gần lại về dự lễ giỗ của danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa. Lễ giỗ đã trở thành lễ hội truyền thống của quận Bình Thủy nói riêng và TP Cần Thơ nói chung với nhiều hoạt động phong phú, đ​ậ​m bản​ sắc văn hóa​ truyề​n thố​ng. Năm nay, lễ giỗ lần thứ 146 của cụ Thủ khoa tiếp tục được tổ chức tại Khu tưởng niệm Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa (đường Huỳnh Mẫn Đạt, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) vào 2 ngày 6 và 7-3-2018. 
Bà Phan Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy, cho biết:

- Lễ giỗ do Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm quận Bình Thủy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức, nhằm tưởng nhớ, tôn vinh Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa - danh nhân văn hóa đất Cần Thơ, một vị quan thanh liêm, chính trực; một nhà thơ yêu nước, một nhà soạn tuồng nổi tiếng của Nam bộ. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần hiếu học cho các thế hệ sau. Lễ giỗ tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia, hưởng thụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; đồng thời, tạo sinh khí vui tươi và điểm nhấn du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan di tích lịch sử tại địa phương; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

Xin bà cho biết những hoạt động tiêu biểu của lễ giỗ năm nay?

- Như mọi năm, phần lễ sẽ được tiến hành theo các nghi thức trang trọng, truyền thống. Sáng nay, ngày 6-3 (nhằm 19 tháng Giêng âm lịch), linh vị cụ được rước long trọng từ Chùa Nam Nhã về Khu Tưởng niệm để nhân dân bái tế, dâng hương. Lễ khai mạc và lễ giỗ chính thức sẽ được tiến hành vào sáng mai, ngày 7-3 (nhằm 20 tháng Giêng âm lịch).

Phần hội sẽ diễn ra liên tục trong 2 ngày 6 và 7 tháng 3 với các hoạt động: trưng bày, phục vụ thư viện lưu động; trình diễn và hướng dẫn viết thư pháp cho học sinh; quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch qua các gian hàng; hội thi trưng bày trái cây tạo hình nghệ thuật, chương trình nghệ thuật tái dựng cuộc đời và sự nghiệp cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và ca ngợi quê hương, đất nước… Đặc biệt, năm nay, các trò chơi dân gian được nâng cấp thành giải cấp thành phố, qui tụ đông đảo lực lượng vận động viên, thanh niên, học sinh… trong các trường học, đơn vị, các phường, quận tham gia tranh tài. Giải đấu diễn ra ngày 6-3 tại phần sân phía trước Khu Tưởng niệm, góp phần tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn trẻ và không khí sôi nổi, vui tươi cho lễ hội.

Tiếp tục duy trì, phát huy truyền thống,

nế​p văn minh tại lễ giỗ lần thứ 146

của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Nghi thức bái tế tại Lễ giỗ Thủ khoa Bùi hữu Nghĩa. Ảnh: LỆ THU

Để tạo sức hút cho lễ hội, Ban tổ chức đã có những thay đổi gì trong thời gian qua, thưa bà?

- Trước đây, do hạn chế về không gian và địa điểm nên lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa chỉ được tổ chức ở qui mô cấp phường với một số hoạt động đơn giản. Từ khi Khu Tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được xây dựng và khánh thành, lễ giỗ dần được nâng lên cấp quận và hiện nay là một trong những lễ hội lớn của TP Cần Thơ.

Lễ giỗ được nâng tầm cùng phần hội được mở rộng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú đã tạo sức hút với du khách gần xa. Các hoạt động được thay đổi, bổ sung tùy theo mỗi năm và căn cứ vào đánh giá hiệu quả sau lần đầu tiên tổ chức. Chẳng hạn, hoạt động trình diễn và hướng dẫn học sinh viết thư pháp do Ban Quản lý Di tích thành phố tổ chức tạo được hiệu ứng tốt, không chỉ học sinh yêu thích mà còn thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp. Hay hội thi trưng bày trái cây tạo hình nghệ thuật được tổ chức lần đầu tại lễ giỗ năm 2017 thực sự gây ấn tượng với đại biểu và du khách bởi sự sáng tạo của những đơn vị tham gia. Ngoài mâm trái cây ngon, đẹp, các nghệ nhân còn làm nên những mô hình đặc sắc, ý nghĩa như: chân dung cụ Thủ khoa, Khu tưởng niệm, đất nước hình chữ S… Cho nên những hoạt động này tiếp tục được duy trì trong các lễ giỗ tiếp theo. Bên cạnh đó, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian cũng được đổi mới từ hình thức đến nội dung, nhiều giải đấu lớn của thành phố về bóng đá, bóng chuyền, võ thuật… cũng được tổ chức nhân dịp lễ giỗ tùy theo từng năm, càng làm không khí lễ hội thêm rộn ràng và hấp dẫn.

Điều quan trọng nhất là Ban tổ chức luôn cố gắng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời, nỗ lực xây dựng nét văn minh tại lễ hội. Nhiều năm qua, lễ hội diễn ra trật tự, văn minh, không có cảnh chen lấn, xô bồ, bán hàng rong hay mất an ninh trật tự. Đó là do ý thức của người dân và cũng là kết quả của công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông... được các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thực hiện chu đáo, giúp lễ hội thành công và để lại dấu ấn đẹp trong lòng mọi người.

Xin cảm ơn bà!

LỆ THU (Thực hiện)

Chia sẻ bài viết