28/04/2017 - 16:21

Sản xuất pin từ chai thủy tinh tái chế

Bất chấp việc triển khai nhiều chương trình tái chế rác thải, mỗi năm vẫn có hàng tỉ chai thủy tinh bị vứt đi. Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và tìm ra phương pháp giúp chuyển đổi hợp chất silicon dioxide (SiO2) trong chai thủy tinh thành các hạt nano silicon có độ tinh khiết cao, dùng chế ra loại pin lithium-ion mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều gấp 4 lần loại pin thông thường.

Quy trình xử lý từ chai thủy tinh thành các hạt nano silicon dùng làm điện cực dương của pin lithium-ion mới.

Thông thường, pin lithium-ion có chứa 2 điện cực – bao gồm điện cực âm được làm từ lithium và điện cực dương làm từ carbon.

Trong khi đó, loại pin do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California, Riverside (UCR) sáng chế có cực dương làm từ vật liệu silicon.

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng quy trình 3 bước. Đầu tiên, họ nghiền vỏ chai thành bột trắng mịn rồi trộn với magiê, sau đó đun nóng hỗn hợp trên bằng phản ứng hóa học, và cuối cùng là phủ carbon lên hỗn hợp để cho ra các hạt nano silicon. Toàn bộ quy trình xử lý làm cho các hạt nano silicon ổn định hơn và tăng khả năng lưu trữ năng lượng.

HUY MINH (Theo Daily Mail)

Chia sẻ bài viết