16/05/2019 - 10:17

Microsoft ra mắt dịch vụ blockchain tự quản lý đầu tiên 

Microsoft tuần rồi công bố nền tảng blockchain tự quản lý hoàn toàn, dựa trên dịch vụ đám mây Azure lần đầu tiên sử dụng công nghệ sổ cái phân tán cấp doanh nghiệp của JPMorgan. Bộ blockchain được biết sẽ cung cấp các bản cập nhật phần mềm tự động, các công cụ quản trị, cùng với khả năng xây dựng hợp đồng thông minh.

Nền tảng blockchain của Microsoft

Năm 2015, dịch vụ đám mây của Microsoft đã cho phép người dùng cài đặt một số nền tảng blockchain (chuỗi khối) đầu tiên, bao gồm Enterprise Ethereum, Hyperledger Fabric, R3 Corda và Quorum. Nhưng dịch vụ Azure khi đó chỉ cung cấp và thiết lập một số yếu tố. Giờ đây, không chỉ cho phép cài đặt nền tảng Quorum, dịch vụ này có cả các bản vá và cập nhật phần mềm, một bộ công cụ phát triển ứng dụng đầy đủ và một khuôn mẫu quản lý sổ cái để mọi người có thể tham gia chuỗi khối Quorum.

Tháng 11 năm ngoái, Microsoft cũng ra mắt Azure Blockchain Workbench - bộ công cụ phát triển dựa trên đám mây cho phép các dịch vụ Azure quản lý khóa mã hóa, nhận dạng chuỗi, quản lý dữ liệu và giao diện lập trình ứng dụng (API) nhắn tin vào một kiến ​​trúc tham chiếu có thể được sử dụng để nhanh chóng xây dựng các ứng dụng dựa trên blockchain.

Bằng cách cung cấp nền tảng blockchain Quorum của JPMorgan dưới dạng dịch vụ được quản lý trên dịch vụ đám mây Azure sẵn có của mình, Microsoft cho biết cả khách hàng của ngân hàng và ngân hàng sẽ có thể tự xây dựng và mở rộng mạng lưới blockchain trên đám mây mà không cần chi tiêu vốn cho cơ sở hạ tầng nội bộ của mình.

Quản lý chuỗi cung ứng dựa trên blockchain

Starbucks – một công ty sản xuất cà phê có trụ sở tại Anh, đang hợp tác với Microsoft để phát triển hệ thống theo dõi chuỗi cung ứng và ứng dụng di động dựa trên blockchain, cho phép khách hàng theo dõi hành trình chuỗi cung ứng của các loại hạt cà phê họ mua và tách cà phê họ uống.

Tháng 3 vừa qua, Starbucks đã công bố một “kế hoạch minh bạch kỹ thuật số” cho phép họ xác minh được 100% hạt cà phê họ mua là có nguồn gốc rõ ràng, bền vững, tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình sản xuất…

Năm ngoái, Starbucks đã làm việc với hơn 380.000 trang trại cà phê để đảm bảo tìm nguồn cung ứng cà phê đạt tiêu chuẩn. Việc truy xuất nguồn gốc theo thời gian thực sẽ cho phép khách hàng biết thêm về hạt cà phê của họ (kể cả người sử dụng, người cung cấp, người trồng), công ty cho biết.

"Có lẽ mọi thứ quan trọng và khác biệt hơn khi sử dụng blockchain trong sản xuất chuỗi cung ứng là những lợi ích tiềm năng cho nông dân trồng cà phê, họ sẽ biết hạt cà phê của họ đi đến đâu sau khi họ bán. Starbucks đang đổi mới cách theo dõi hành trình của hạt cà phê tạo ra từ nông trại đến tách cà phê ai đó uống với những người trồng ra nó" - thông tin trên blog của Starbucks.

Ứng dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê, người uống cà phê có thể biết rõ nguồn gốc, xuất xứ hạt cà phê mình uống.

Tiền điện tử được sử dụng

Khi các công ty tham gia blockchain sẽ có các giao dịch và thanh toán bằng tiền, và tiền sử dụng trong hệ thống này là tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số.

JPMorgan (ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York) vào tháng Hai đã công bố tiền JPM Coin, làm cho nó trở thành ngân hàng lớn đầu tiên cung cấp một loại tiền điện tử được hỗ trợ bởi tiền định danh (ID); đồng tiền này sẽ được sử dụng trên nền tảng blockchain thực hiện các giao dịch xuyên biên giới. Một đồng tiền JPM có giá trị tương đương với một đô-la Mỹ. Các thử nghiệm cho tiền điện tử mới dự kiến ​​sẽ bắt đầu trong vài tháng tới.

"Khi một khách hàng gửi tiền cho người khác qua blockchain, JPM Coin được chuyển và đổi ngay lập tức với số tiền tương đương với đô-la Mỹ, giảm đáng kể thời gian thanh toán so với cách thông thường", đại diện JPMorgan cho biết. Công nghệ này cũng giảm phí bằng cách cắt giảm những người trung gian làm việc ở ngân hàng – nơi thực hiện các thủ tục chuyển tiền.

Microsoft và JPMorgan là một trong những công ty phát triển và cung cấp dịch vụ Blockchain đầu tiên, bao gồm Amazon, Google, IBM và Oracle.

Theo báo cáo từ ABI Research, một công ty tư vấn tầm nhìn thị trường, Blockchain sẽ tiếp tục phát triển và ứng dụng ở một số lĩnh vực công nghiệp lẫn nông nghiệp. Dự kiến nó ​​sẽ tạo ra hơn 160 tỉ đô-la doanh thu cho các doanh nghiệp vào năm 2023.

HOÀNG THY (Theo Computerworld)

Chia sẻ bài viết