22/05/2019 - 17:30

Giảm lượng sử dụng giống trong trồng lúa giúp mạng lại nhiều lợi ích thiết thực 

(CT)- Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ phối hợp Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Ban quản lý  Dự án VnSAT Trung ương và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo đầu bờ “So sánh các phương thức xuống giống và áp dụng 1 phải, 5 giảm trong cánh đồng lớn” tại ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.

Chú thích ảnh: Các đại biểu dự hội thảo tham quan thực tế mô hình áp dụng “1 phải, 5 giảm” tại cánh đồng lớn ở ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ.

Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến cho nông dân tại TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL về kết quả thực hiện thí nghiệm và  so sánh các phương thức xuống giống và áp dụng “1 phải, 5 giảm” trong sả xuất lúa được nông dân tại các “cánh đồng lớn” ở TP Cần Thơ thực hiện trong vụ đông xuân 2018-2019 và hè thu 2019. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của IRRI  thông qua Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), Sở NN&PTNT TP Cần Thơ đã hỗ trợ nông dân trồng lúa tại nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác và cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” và thực hiện giảm lượng sử dụng giống bằng nhiều phương thức xuống giống khá nhau. Cụ thể, như: sạ tay, sạ bằng dụng cụ kéo hàng, máy phun hạt và cấy máy. Qua đó, giúp nông dân có sự so sánh và lựa chọn được phương pháp phù hợp cho điều kiện sản xuất thực tế tại địa phương.

Tại hội thảo, nông dân đã được nghe các chuyên gia trong và ngoài nước, giới thiệu và so sánh kỹ hơn về hiệu quả  của các phương thức xuống giống, cũng như những lợi ích thiết thực mạng lại từ việc giảm lượng sử giống trong sản xuất lúa. Theo các chuyên gia, việc áp giảm lượng sử giống và áp dụng “1 phải, 5 giảm”  không chỉ giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, giá bán và hình ảnh thương hiệu lúa gạo Việt Nam, cũng như giảm được các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, trong điều kiện lượng lúa giống đảm bảo chất lượng được các cơ sở lúa giống tại ĐBSCL sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu  sản xuất thì việc giảm lượng sử dụng giống còn giúp cho nhiều người có cơ hội sử dụng được nguồn giống chất lượng để sản xuất ra các loại lúa gạo đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường…

Tin, ảnh: Khánh Trung

Chia sẻ bài viết