12/04/2019 - 19:56

Đề nghị đào tạo nghề phù hợp nhu cầu thị trường

Cử tri quận Thốt Nốt đề nghị thành phố định hướng đào tạo nghề cho phù hợp nhu cầu thị trường nhằm giúp học viên sau khi được đào tạo nghề có cơ hội tìm được việc làm. Nội dung trả lời của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố như sau:

Thực hiện công tác đào tạo nghề:

- Hằng năm, Phòng LĐTB&XH các quận, huyện  phối hợp các ban, ngành, hội đoàn thể tiến hành tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với địa phương.

- Sau khi có Kế hoạch phê duyệt của UBND thành phố và Sở LĐTB&XH, Phòng LĐTB&XH các quận, huyện phối hợp các ban, ngành, hội đoàn thể mở các lớp theo nhu cầu đã khảo sát cho người lao động.

- Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả; đào tạo tại doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, các xã, phường, thị trấn; gắn đào tạo với liên kết sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức dạy nghề thông qua nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp (tại cơ sở doanh nghiệp, tại các làng nghề…).

- Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

Một số định hướng công tác đào tạo nghề:

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đổi mới, cơ cấu lại hệ thống cơ sở đào tạo; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

- Huy động các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động; đảm bảo thực hiện tự đánh giá chất lượng hằng năm, hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy nghề.

- Tăng cường các giải pháp để thu hút, tăng số lượng và chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động và yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn phải được chuẩn hóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn nghề cho giáo viên, giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để bảo đảm lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Đặc biệt, việc đào tạo nghề phải kết nối được với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để xây dựng kế hoạch dạy nghề.

- Chuyển từ mô hình đào tạo đáp ứng số lượng sang đáp ứng chất lượng và hiệu quả theo nhu cầu xã hội. Đồng thời, xây dựng hệ thống dạy nghề mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình cơ sở dạy nghề, đa dạng về loại hình sở hữu, đa dạng về phương thức đào tạo…

Chia sẻ bài viết