Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo đầy nắng và gió. Tuổi thơ của tôi gắn chặt với miền quê ấy. Một ngày kia, gia đình tôi vì làm ăn thất bại, ba dẫn cả nhà ra đi từ đó không về.
Quê tôi có nhiều cây lắm: cây xoài, cây mít,
tôi nhớ lúc đó có một trận bão tràn về, sáng ra vô số những cây đổ ngã, chắn kín cả con đường xóm tôi. Tôi hỏi ông: "Ông ơi! Sao chúng lại bị ngã hả ông?". Ông bảo tôi rằng: "Vì chúng chỉ đứng đơn độc cháu ạ!". Tôi phóng mắt nhìn ra xa, rặng tre ngoài kia quấn chặt lấy nhau vẫn đứng hiên ngang trong gió. Cây tre quê tôi cao vút, được ghép lại bởi hàng chục đốt xanh ngắt mỡ màng nhưng cũng có khi vàng óng ả.
Ông tôi có tài làm mọi thứ bằng tre. Khoảng tháng tư, tháng năm hàng năm, lúc nghe dự báo thời tiết có bão về, ông cùng ba tôi cưa bớt những cây tre ở ngoài sắp ngã. Sau đó ông ngâm xuống giếng cạnh nhà thật lâu. Sau đó ông tôi vớt những cây tre đã ngâm lên. Tôi ngồi xem ông dùng cưa cắt khúc cây tre như cắt khúc một con lươn khổng lồ vừa kéo được dưới giếng lên. Từ vài khúc tre như vậy ông tôi đã biến hóa ra bao nhiêu thứ: Cái rổ, cái rế nồi, cái sàng
Mùa gió, lá tre rụng ào ào như trút, rụng liên tục không ngừng. Cây tre trút đi chiếc áo để mùa đông đứng co ro chịu lạnh một mình trong những ngày giáng sinh lành lạnh về. Bà tôi vẫn chiếc áo nâu sờn đã khâu bao lần chỉ bên ngoài và bên trong là chiếc áo cánh gián tỏa ra mùi trầu hăng hăng quen thuộc. Một tay cầm chổi rễ cùn, tay kia bà kéo lê chiếc bao cũ mèm len lỏi khắp các bụi tre quét lá gom lại thành đống để đốt sưởi ấm trong cái lạnh mỗi sáng sớm.
Bà luồn bàn tay nâu sạm, đầy những đường gân hốt từng chiếc lá. Tôi chạy theo bà, thỉnh thoảng cũng bẻ được vài cành củi tre khô rồi lại biến mất ngay để mặc bà nhặt lá tre mang về nhóm bếp buổi sáng sớm cùng ông nhâm nhi tách trà. Mỗi khi trời lạnh bà dậy từ rất sớm bắc bếp lên luộc cho tôi nồi khoai lang thơm nức. Nhớ ngày ấy, mỗi sáng thức dậy, tôi không bao giờ chịu mặc quần áo dài tay ngay mà đánh chiếc áo mỏng tanh rồi lao vù qua sân xuống bếp bó gối tựa lưng vào người bà. Ngồi buồn, tôi kiếm cành củi tre nhỏ phá phách bếp lửa, lúc thì tranh bà đốt lá tre, lúc thì lấy tàn than giết lũ kiến xung quanh. Bà giơ cao cái que củi tre đang cháy nham nhở dứ dứ, làm cho tôi sợ rồi chạy mất. Lúc đó bà nhìn tôi cười rồi lí nhí con nhỏ này ranh ma thật, hình ảnh bà bây giờ cứ chập chờn mãi trong tôi.
Cách đây vài tháng, tôi bất chợt gặp cô bạn thời thơ ấu chúng tôi thường chơi đùa với nhau. Gặp cô tôi hỏi đủ thứ chuyện ở làng quê mà tôi đã ra đi không một lần tìm lại. Cô kể: "Quê mình giờ lấy đâu còn lá tre". Ông bà nội tôi thì đã mất cả rồi. Tôi vẫn day dứt về một mùa lá tre, nhớ bụi tre ông trồng
Triệu Thị Mai Hương