22/04/2020 - 06:27

Bồi đắp những giá trị văn hóa... 

Xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ là câu chuyện xây dựng hạ tầng, nâng cao thu nhập... mà còn là bồi đắp các giá trị văn hóa trong từng gia đình, thôn xóm, vùng quê. Điều này được cụ thể hóa thông qua 2 tiêu chí là văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa của Bộ tiêu chí xây dựng NTM, được các địa phương tích cực triển khai hiệu quả.

Đến cuối năm 2019, TP Cần Thơ có 100% số xã hoàn thành cả 2 tiêu chí văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa.

Trong hành trình này bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều địa phương cũng thừa nhận trong quá trình triển khai các tiêu chí văn hóa vẫn còn những hạn chế. Trong đó, chủ yếu là do thiếu về nhân lực và vật lực nên việc hướng dẫn, tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao tại các nhà văn hóa chưa được thường xuyên. Đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã và ấp thường kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên môn nên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc gắn với các dự án phát triển kinh tế xã hội khác. Nhiều địa phương mới chỉ quan tâm đến cơ sở vật chất, chưa quan tâm đến nội dung hoạt động nên còn lãng phí…

Bước sang giai đoạn mới, để xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa gắn với xây dựng NTM, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Các địa phương cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thực hiện các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống bài bản và nghiêm túc, đối với mỗi vùng, miền, dân tộc cần có những chính sách phát triển tương thích với đặc điểm về kinh tế, văn hóa của địa phương. Theo đó, cần có chương trình khảo sát, đánh giá, nhận diện, xác định rõ những giá trị truyền thống để định hướng bảo tồn, phát huy. Xác lập thứ tự ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện chủ trương “kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế”, có chính sách đầu tư hợp lý, chính sách bồi dưỡng cán bộ làm văn hóa và những nghệ nhân văn hoá dân gian. Trên cơ sở rà roát, các địa phương nắm nhu cầu, nguyện vọng của người dân để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp. Từ đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng và người có uy tín trong cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với nguồn nhân lực, cần đào tạo đội ngũ cán bộ tâm huyết, ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các hạt nhân văn hóa, văn nghệ công tác trong lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ đối với chủ thể văn hóa, tạo cơ hội để khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo như chính sách đối với những nghệ nhân văn hóa dân gian…

Bài, ảnh: L. MẪN

Chia sẻ bài viết