12/04/2017 - 17:58

Biến rác thải nhựa thành dầu diesel trên biển

Tại cuộc họp mới đây của Hiệp hội Hóa học Mỹ, chuyên gia hóa hữu cơ Swaminathan Ramesh và thuyền trưởng James E. Holm đã giới thiệu sáng chế mới của họ là lò xử lý rác di động trên biển, dùng chuyển hóa chất thải thu được trong lòng đại dương thành nhiên liệu diesel.

Về cơ bản, lò xử lý mới cũng vận hành dựa trên phương pháp chuyển hóa nhựa thông thường là công nghệ pyrolosis. Đây là phương pháp dùng nhiệt độ cao để "nấu chảy" các chuỗi hydrocarbon. Tuy nhiên, pyrolosis sử dụng nhiều năng lượng, tốn kém và mất thời gian.

Trong khi đó, 2 chuyên gia Ramesh và E. Holm đã "tinh gọn" công nghệ pyrolosis vào trong một hệ thống xử lý di động có thể lắp đặt trên tàu. Nhiệt độ vận hành của thiết bị cũng được giảm đáng kể, từ 450-600 độ C xuống còn 350-380 độ C.

Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chất xúc tác metallocene nhằm kiểm soát phản ứng xử lý rác - tức quá trình phá vỡ nhựa nhanh chóng thành một loại nhiên liệu đủ tinh khiết để được sử dụng mà không cần tinh chế thêm.

HUY MINH
(Theo New Atlas, Daily Science)

Chia sẻ bài viết