Đặc sắc du lịch văn hóa Bạc Liêu
Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói, tỉnh Bạc Liêu xác định hướng đi từ văn hóa bởi nơi đây là miền đất của văn hóa và nghệ thuật truyền thống, cái nôi của Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Du lịch văn hóa đã trở thành thế mạnh của Bạc Liêu, tạo nét đặc thù so với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.
Phóng sự ảnh: Lệ Thu
-
Một điểm đến nổi tiếng khác là Nhà công tử Bạc Liêu, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, với toàn bộ nguyên vật liệu xuất xứ từ Pháp. Trong nhà lưu giữ rất nhiều hiện vật quý giá còn nguyên vẹn, phục vụ nghiên cứu, tham quan.
-
Ngoài ra, nhiều du khách cũng thích đến Khu Điện gió Bạc Liêu, ở xã Vĩnh Trạch Đông, nơi được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL.
-
Nhà hát Cao Văn Lầu đã được xác lập kỷ lục có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam. Hiện Nhà hát Cao Văn Lầu có các chương trình nghệ thuật tổng hợp: đờn ca tài từ, ca nhạc, cải lương… diễn vào các buổi tối thứ bảy hàng tuần, phục vụ miễn phí người dân và du khách. Trong ảnh: Trích đoạn cải lương “Thái hậu Dương Văn Nga” tại nhà hát.
-
Bạc Liêu hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, bản sắc văn hóa Khmer thể hiện đậm chất qua những ngôi chùa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật. Trong ảnh: Chùa Xiêm Cán ở xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu.
-
Bạc Liêu gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, với bản “Dạ cổ hoài lang” đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam bộ. Trong ảnh: Khu Lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là điểm đến thu hút du khách.