30/04/2020 - 09:15

Telehealth bùng nổ thời khủng hoảng 

Telehealth bao gồm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa giữa bác sĩ và bệnh nhân, thường là bằng cách tư vấn qua video, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng để điều trị và theo dõi bệnh nhân từ xa.

►Nhu cầu “bùng nổ”

Việc sử dụng các ứng dụng telehealth đã tăng lên đều đặn trong những năm gần đây, mặc dù việc áp dụng giữa các bệnh viện hoặc tổ chức có khác nhau. Tính đến tháng 1 năm 2020, chưa tới 24% các tổ chức chăm sóc sức khỏe có chương trình chăm sóc ảo tại chỗ.

Điều đó đã thay đổi nhanh chóng trong những tháng gần đây khi dịch COVID-19 lan rộng, buộc mọi người phải hạn chế đi ra khỏi nhà đến các phòng mạch tư hoặc bệnh viện. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thấy nhu cầu tăng đột biến. Theo Daniel Ruppar, Giám đốc tư vấn tại Frost & Sullivan, một số công ty đã nhận được lưu lượng truy cập trên nền tảng của họ tăng đột biến trong tháng 3, với 83,9% bệnh nhân chăm sóc sức khỏe từ xa.

Đây là sự tăng trưởng bùng nổ. Các nền tảng gọi hỗ trợ truyền hình như Zoom, Skype đã được sử dụng với tần suất “khủng khiếp” để “gặp mặt trực tiếp”, tác động tương tự cũng xảy ra trong telehealth.

Ví dụ điển hình là nền tảng hội nghị truyền hình Zoom, nó nhanh chóng được vận dụng trên khắp thế giới trong thời gian khủng hoảng của dịch bệnh. Tuy nhiên, nó cũng được cho là có vấn đề về bảo mật mà Zoom đang cố gắng khắc phục.

Đối với Amwell, một nhà cung cấp phần mềm telehealth, sự gia tăng gần đây của nền tảng này đến 2.000% cho nhu cầu tư vấn ảo. Nhu cầu tăng nhanh có nghĩa là Amwell phải làm việc với khách hàng của mình để triển khai phần mềm nhanh hơn nhiều so với bình thường.

Mặc dù nhu cầu chăm sóc từ xa có thể sẽ lắng xuống một khi khủng hoảng đại dịch kết thúc, nhu cầu về các hệ thống telehealth có thể sẽ vẫn cao. Đây chắc chắn sẽ là một sự thay đổi hành vi với cả nhà cung cấp và người tiêu dùng xung quanh telehealth sẽ còn tồn tại lâu dài.

►Thay đổi chính sách, thúc đẩy tăng trưởng

Một yếu tố quan trọng trong sự bùng nổ cũng là việc đưa ra các thay đổi đối với các quy định của các chính phủ xung quanh việc sử dụng các hệ thống telehealth. Điều này bao gồm việc mở rộng phạm vi thanh toán bảo hiểm xã hội cho bệnh nhân cũng được tính với các cuộc hẹn telehealth. Bên cạnh đó, các quy tắc bảo mật dữ liệu cũng được nới lỏng để cho phép sử dụng các ứng dụng video như FaceTime của Apple và Skype của Microsoft như một phương tiện tạm thời để kết nối bác sĩ và bệnh nhân.

Mặc dù có khả năng một số thay đổi quy tắc quan trọng, như những thay đổi liên quan đến bảo mật dữ liệu của bệnh nhân, sẽ bị rút lại khi khủng hoảng hiện tại kết thúc, một số quy định có lợi cho việc triển khai telehealth lâu dài vẫn có thể được áp dụng.

Chủ tịch Giải pháp khách hàng tại Amwell - Mike Baird, nhận định, chính phủ nhiều nước đã có những phản ứng tích cực trong việc kêu gọi người dân sử dụng các phần mềm học, hội nghị, khám sức khỏe trực tuyến để phòng ngừa dịch bệnh và các rào cản pháp lý cũng được nới lỏng. Điều này rất có lợi cho người dân cũng như thúc đẩy phát triển telehealth.

“Chúng tôi muốn thấy điều đó tiếp tục và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhiều hơn ở các quốc gia trên khắp thế giới. Bây giờ mọi người đã thấy hiệu quả của telehealth, họ đã thấy rằng nó có thể hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân”- Baird nói.

Hoàng Thy (Theo Computer World)

Chia sẻ bài viết