Để chinh phục, nuôi dưỡng tình yêu, bên cạnh những món quà về tinh thần thì có một vấn đề tế nhị khiến không ít bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc có thu nhập thấp khá đau đầu: Đó là sự quan tâm, chăm lo cho "nàng" về vật chất (một số bạn trẻ gọi đùa là tình phí). Mỗi lần nhắc chuyện "tình phí" của bản thân, M.N. (25 tuổi, nhân viên văn phòng) đều than thở: "Đi chơi với nàng rất tốn kém mà tôi không dám than. Bởi nói ra thì sợ nàng nghĩ tôi "keo" mà không nói thì đau cả đầu vì chuyện tiền bạc
". Tâm trạng của N. cũng là tâm trạng chung của nhiều chàng trai trước bài toán tình phí .
Đau đầu với
tình phí
M.L. - bạn gái N. đang học năm thứ 3 đại học nên dường như mọi chi phí trong những lần hẹn hò đều do N. đảm nhận. Những ngày N. còn theo đuổi, tình phí chỉ xoay quanh tiền uống nước hay là mấy món quà trong ngày sinh nhật, lễ... Bây giờ, khi chính thức yêu đương thì trăm đường tốn kém bởi tiền chi ra không chỉ là ăn uống xoàng xoàng như ngày nào. N. cho biết: "Bạn gái tôi vốn thích "ăn sang và ăn ngon" nên tôi cũng cố gắng để nàng không phật lòng. Mỗi lần thấy nàng nhắn tin bảo "em thèm cơm gà" là tôi toát cả mồ hôi hột". Theo lời N., mỗi tuần đôi bạn này đi ăn cơm gà ta chừng 3-4 buổi, trong khi thu nhập của N. khoảng 4 triệu đồng/tháng. Chưa kể hàng loạt các khoản chi khác như: mua vé xem phim, đổ xăng
N. cũng thầu" luôn.
|
Sự quan tâm một cách tế nhị, đúng lúc sẽ vun đắp tình cảm đôi lứa ngày càng bền chặt. (Ảnh mang tính minh họa). Ảnh: Internet |
Bạn gái của Châu (22 tuổi, sinh viên) thì có thói quen thích đi siêu thị. Dù chẳng hứng thú gì với việc đảo lòng vòng, ngắm nghía hàng hóa nhưng mỗi lần Lan đi siêu thị thì Châu cũng tranh thủ theo sau
xách đồ. Châu nói: "Thường thì nàng chẳng chịu để tôi trả tiền đâu, nhưng khi đứng ở quầy tính tiền thì chẳng người con trai nào ngó lơ chuyện này được. Bởi vậy, mỗi lần nàng đi siêu thị là tôi mất đứt mấy trăm ngàn đồng". Châu cho biết, bạn gái thích như thế thì anh chàng cũng ráng chiều theo, vì muốn trốn cũng chẳng được. Cô nàng sẽ trách móc ỉ ôi, đại loại như: "Người không biết quan tâm", "Ai lại có bạn trai mà đi siêu thị có một mình"... "Đó là chưa kể những chi phí khác khi đi xem phim, ăn uống... Tính trung bình mỗi tháng tôi tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng cho những chi phí trên" - Châu cho biết.
Thông thường, mỗi khi đi chơi thì các chàng trai dù muốn hay không cũng phải thể hiện mình rộng rãi trong khoản thanh toán. Dù đôi khi "viêm màng túi" nhưng không phải ai cũng thấy vinh hạnh khi được bạn gái đòi trả tiền. V.Toàn (24 tuổi) cho biết: "Tôi và bạn gái quen được 2 năm rồi. Hai đứa đã đi làm nên đều có thu nhập. Vì vậy, ít khi nào bạn gái để tôi trả tiền hết mọi thứ
". Mặc dù vậy, một vài lần Toàn cũng rơi vào tình huống khó xử khi bạn gái kiên quyết tính tiền sau khi ăn uống xong. Cũng biết là bạn gái muốn chia sẻ tình phí nhưng Toàn vẫn thấy quê quê khi chủ quán chứ nhìn chằm chằm vào mình khi tính tiền. "Bản thân tôi chẳng thấy vui vẻ gì nhưng đành phải tôn trọng ý kiến của bạn gái vì nàng bảo không muốn bị xem là người lợi dụng. Bởi vậy được trả tiền chưa chắc là sung sướng" - Toàn bộc bạch.
Cần chia sẻ nhưng phải tế nhị
Chuyện tình phí cứ tưởng nhỏ nhưng cũng khiến nhiều cặp đôi "tan đàn sẻ nghé" do chưa hiểu nhau trong vấn đề khá tế nhị này. Đối với những đôi bạn đã đi làm thì tính phức tạp không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, với những cặp yêu nhau mà một người đi làm, một người đi học hoặc cả hai cùng đi học thì thật là rắc rối nếu các cô gái không chịu suy nghĩ để cảm thông. K. (23 tuổi), vừa chia tay bạn trai vì cho rằng anh này quá bủn xỉn. K. kể những lần K. xin tiền bạn trai nạp tiền điện thoại thì T.- bạn trai K., chỉ nạp 20 ngàn đồng. Lần khác, K. bảo T. đưa tiền đi mua sắm cho T. thì anh chàng cũng chẳng chịu đưa với lý do tiết kiệm... Về phía T. thì thanh minh: "Tôi làm công nhân, lương rất bấp bênh. Muốn chi tiền mạnh tay cũng không được, vì mọi chi phí của cuộc sống tôi phải tự trang trải từ đồng lương hằng tháng. K. không hiểu thì tôi đành phải chịu chứ đâu biết giải thích thế nào
".
Hiểu và chia sẻ, vấn đề xây dựng mối quan hệ dài lâu của cặp đang yêu nhau. Trong đó, người con gái luôn giữ vai trò điều khiển chuyện chi tiêu nếu thật sự muốn tiến tới hôn nhân. Xuân (sinh viên năm thứ 3) chia sẻ: "Tôi và bạn trai quen nhau được 2 năm. Dù bạn trai đã đi làm nhưng mỗi khi hai đứa đi chơi tôi đều thống nhất đến nơi nào mình sẽ trả tiền, và sẽ đưa tiền cho anh ấy trước khi đi chơi". Xuân cho biết, Xuân và bạn trai đang chuẩn bị chuyến du lịch Campuchia vào tháng 8 tới đây. Mặc dù bạn trai Xuân nói sẽ lo mọi chi phí nhưng cô nàng nhất quyết đòi chia sẻ chi phí chuyến đi. Xuân nói: "Tôi nghĩ mối quan hệ bền chặt cần có sự cảm thông và chia sẻ về tiền bạc. Đối với các cô gái thì như thế vừa nâng giá trị mình lên cũng như chứng tỏ mình nghiêm túc trong mối quan hệ với bạn trai".
Trước câu hỏi: "Bạn có thích được bạn gái trả tiền khi đi chơi?" thì hầu hết bạn nam mà người viết gặp đều bảo "không thích", dù có khi cả hai đã quen nhau rất lâu. Tuy nhiên, khi được hỏi rằng có nên để bạn gái trả tiền trong vài lần không thì tất cả đều đồng ý. Nhiều bạn trẻ cho rằng điều này rất thú vị, có như thế sẽ giúp cả hai hiểu nhau, thể hiện sự quan tâm với nhau hơn.
KHANG MINH